Viêm gan siêu vi B: dự phòng sớm để bảo vệ trẻ!
Cập nhật: 1/10/2012 | 9:19:56 AM
Nhiều ông bố bà mẹ trẻ còn băn khoăn, mù mờ về việc tiêm dự phòng cho trẻ khi bản thân đã phát hiện nhiễm virút viêm gan b. thậm chí, có những trẻ sinh ra đến 2 tuổi mới được cha mẹ đưa đi khám bệnh... vì vô tình phát hiện cả hai vợ chồng đều đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này...
Cuộc điện thoại lúc sáng sớm!
Khoảng 7 giờ sáng một ngày cuối tháng 8, một cô bạn gái học chung đại học đã thất thần gọi điện thoại cho chúng tôi để nhờ hỏi giúp các bác sĩ chuyên khoa gan tư vấn về việc tiêm ngừa viêm gan B cho con gái mới sinh. Số là cô bạn sinh bé gái vào lúc 3 giờ sáng tại một bệnh viện (BV) thuộc quận Thủ Đức nhưng trước lúc sinh, được làm xét nghiệm máu mới phát hiện cô đã bị nhiễm viêm gan B. Các bác sĩ tại BV khuyên gia đình nên chích ngừa cho cháu để tránh cho cháu bé nhiễm bệnh với giá thuốc khoảng gần 2 triệu đồng. Lo cho con nhưng để “chắc ăn”, cô gọi cho chúng tôi nhờ tư vấn. Ngay lập tức, chúng tôi bấm máy “cầu cứu” BS quen biết chuyên khoa gan mật dù chắc chắc ông chưa tới giờ đi làm. Sau khi nghe “bệnh cảnh”, ông nói ngắn gọn: “Cho tiêm ngay đi em! Để hết hôm nay mới tiêm là phí tiền vô ích”. Sau đó, bé gái sơ sinh đã được tiêm dự phòng viêm gan B sau hơn 4 giờ chào đời để tránh nguy cơ sau này có thể bị xơ gan, ung thư gan khi tuổi còn trẻ.
Ngoài huyết thanh chống đặc hiệu, trẻ vẫn phải tiêm ngừa viêm gan B theo lịch tiêm chủng
Bé trai 15 tháng tuổi tên Ng.A.T (ngụ tại Lâm Đồng) mới được mẹ đưa đến khám tại BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM và đã có kết quả xét nghiệm máu dương tính với virút viêm gan B. Mẹ T. vừa ôm con, nước mắt lưng tròng cho biết: “Khổ thân con em! Em mới khám sức khỏe hôm trước thì các BS thông báo mắc bệnh. Đang bàng hoàng không biết vì sao mình lại bị bệnh thì vừa mang kết quả về nhà cho chồng xem, anh ấy đã cúi gằm mặt nhận lỗi!”.
Theo các BS tại BV. Nhi, BV chuyên khoa phụ sản tại TP.HCM, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ có chồng hoặc vợ, nhiều khi cả hai người nhiễm viêm gan B mà không biết cách dự phòng cho bạn đời và cũng không hiểu biết hết cơ chế lây bệnh để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh, dự phòng sớm cho trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời.
24 giờ vàng!
TS.BS. Trương Bá Trung, Phòng khám Gan Mật BV. ĐHYD TP.HCM, cho biết, thời gian tiêm ngừa cho trẻ vừa sinh ra đời có mẹ nhiễm viêm gan B có thể hơn 24 giờ nhưng tốt nhất là tiêm trước thời gian này. Đây có thể coi như “24 giờ vàng” để tiêm dự phòng cho trẻ. Theo BS. Trung, thông thường tất cả các trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B (và nhiều bệnh khác- PV) và tiêm miễn phí. Tuy nhiên, nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con đang chiếm tỉ lệ cao nhất (lớn hơn cả lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục cộng lại). Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virút viêm gan B có thể truyền sang bào thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm sang con là 10% và nếu mẹ bị mắc bệnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỉ lệ lây nhiễm có lên tới 60 - 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh thì nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90%. Đáng chú ý, 50% số trẻ này sẽ bị viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành. Để hạn chế lây nhiễm và tác động xấu của bệnh cho trẻ, các BS khuyến cáo thai phụ bị viêm gan B nếu không muốn lây sang con thì phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm phòng cho trẻ ngay sau sinh.
Việc bà mẹ mắc bệnh viêm gan B không ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như làm bệnh của thai phụ trở nặng thêm. Thai nhi cũng sẽ phát triển bình thường, không bị dị tật. Tuy nhiên, khi bệnh bặng ở giai đoạn III, thai phụ nên cân nhắc việc mang thai vì nguy cơ sinh non.
“Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ rất đáng trách khi không biết mình đã mắc bệnh viêm gan B nên không có biện pháp điều trị cho bản thân và dự phòng cho trẻ. Vì vậy, nên khám sức khỏe tiền hôn nhân và xét nghiệm trước lúc mang thai để BS có thể tư vấn kịp thời việc phòng ngừa bệnh thai nhi. Không riêng viêm gan B mà còn nhiều bệnh khác nữa!” – một BS BV Phụ sản Hùng Vương cho biết.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phòng ngừa bệnh tim không tím ở trẻ sơ sinh (30/9/2012)
- Thói quen xấu làm giảm phát triển trí lực ở trẻ (30/9/2012)
- Bí quyết giúp trẻ năng vận động (29/9/2012)
- “Kháng sinh” tự nhiên cho trẻ (29/9/2012)
- Để bé không bị bắt nạt ở trường (28/9/2012)
- Những sai lầm trong ăn uống của học sinh (28/9/2012)
- Học thêm quá nhiều khiến trẻ tăng nguy cơ bệnh về mắt (27/9/2012)
- Bé nên tránh thực phẩm nào trong những năm đầu đời? (26/9/2012)
- Phòng cúm cho bé khi mùa lạnh đến (26/9/2012)
- 3 cách chăm sóc tóc gây nguy hiểm cho bé (24/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều