Xử trí và phòng ngừa tái phát bệnh chàm
Cập nhật: 8/8/2016 | 9:17:29 PM
Chàm (hay còn gọi là chàm sữa, lác sữa) là tình trạng viêm da mạn tính rất hay tái phát, thường xảy ra ở trẻ nhỏ có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Bệnh nhi cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bội nhiễm và hạn chế tái phát.
Nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh chàm
Khi bị chàm sữa, trẻ có biểu hiện khởi đầu là mảng hồng ban, sẩn, mụn nước; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi. Bệnh nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.
Tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng bệnh khiến trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, trẻ hay cào gãi gây trầy xước da, chảy máu dẫn đến bội nhiễm.
Hình ảnh trẻ bị chàm
Cách xử trí
Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh chàm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và được hướng dẫn dùng thuốc an toàn. Để điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát, cần thực hiện các biện pháp sau:
Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh đổ mồ hôi ẩm ướt, lau rửa người bằng nước ấm, nên cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da thông thoáng, thay quần áo thường xuyên. Nhà ở phải thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không nuôi chó, mèo. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp, vệ sinh đệm, chăn, gối, giường ngủ của trẻ hàng ngày.
Giữ vệ sinh da là biện pháp điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh chàm ở trẻ.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nghi ngờ có tính chất gây dị ứng có thể làm bệnh chàm của bé nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước.
Tránh gãi ngứa, chà xát, nên cắt ngắn móng tay để tránh bé gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nên đi găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.
Không nên tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc bôi có chứa corticosteroids. Không nên cho bé tiêm chủng trong thời gian điều trị vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Lưu ý: Đối với trẻ bị bệnh chàm, cha mẹ cần chú ý tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng như: Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí ô nhiễm, vật nuôi như chó mèo); Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc... để tránh làm bệnh nặng thêm đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh chàm ở trẻ.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nắng nóng và bệnh về da ở trẻ nhỏ (27/7/2016)
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị dị ứng sữa bò (19/7/2016)
- 6 căn bệnh đang tấn công giới trẻ (4/7/2016)
- Các bước cần làm khi trẻ bị sốt cao co giật (22/6/2016)
- Tập luyện phòng tránh bệnh hô hấp ở trẻ em (18/6/2016)
- Dùng thuốc ở trẻ sao cho an toàn? (15/6/2016)
- Nhiễm độc chì rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ: Những cảnh báo cha mẹ cần biết (5/6/2016)
- Trẻ biết đi sớm có xương chắc khỏe hơn khi thiếu niên (4/6/2016)
- Cho con đeo kính râm mùa hè coi chừng hỏng mắt (31/5/2016)
- Các biểu hiện viêm VA ở trẻ em (26/5/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều