Bộ Y tế: Chưa ghi nhận chủng virus mới lạ gây viêm cơ tim
Cập nhật: 29/10/2019 | 7:42:07 PM
Trong nhóm tác nhân nhiễm trùng thì viêm cơ tim có thể là biến chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn thông thường gây nên như virus cúm, Coxsackie, EV71, virus sốt xuất huyết Dengue...
Người dân tới khám sức khoẻ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày 29/10, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông báo tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus mới lạ gây viêm cơ tim.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội có lan truyền thông tin về virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam và qua xác minh thông tin, Cục Y tế dự phòng khẳng định không ghi nhận chủng virus “mới, lạ” gây viêm cơ tim như đồn thổi của một số trang mạng xã hội.
Để chủ động phòng bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có những triệu chứng như đau ngực và khó thở, có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Viêm cơ tim (Myocarditis) là một biến chứng của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra như: Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hoá, dị ứng... gây ra.
Trong nhóm tác nhân nhiễm trùng thì viêm cơ tim có thể là biến chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn thông thường gây nên như virus cúm, Coxsackie, EV71, virus sốt xuất huyết Dengue, Adeno, Herpes, sởi, rubella, vi khuẩn thương hàn, bạch hầu… Như vậy bệnh viêm cơ tim chỉ là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khác gây nên chứ không có một loại virus riêng biệt nào là virus viêm cơ tim.
Biểu hiện bệnh viêm cơ tim diễn biến cũng hết sức đa dạng. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hồi phục hoàn toàn mà không có bất kỳ rối loạn chức năng tim. Nếu viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như đau ngực nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức. Khoảng 30% số bệnh nhân sau đó phát triển bệnh cơ tim giãn.
Các nhóm dễ mắc bệnh bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch và trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh). Bệnh ít gặp, các trường hợp mắc bệnh thường tản phát, riêng lẻ./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Hàn Quốc: Ca nghi nhiễm virus cúm gia cầm có thể gây tử vong ở người (28/10/2019)
- Hà Nội: Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp (24/10/2019)
- 1.200 ca mắc sởi tại Mỹ kể từ đầu năm, cao nhất từ năm 1992 (6/10/2019)
- WHO báo động về số các ca mắc dịch tả gia tăng tại Sudan (27/9/2019)
- Bệnh bại liệt ở trẻ em xuất hiện trở lại tại Philippines sau 19 năm (19/9/2019)
- 3 trẻ tưởng quai bị hoá nhiễm vi khuẩn chết người (15/9/2019)
- Singapore ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên trong năm 2019 (14/9/2019)
- Đà Nẵng: Một bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết trên nền sốt xuất huyết (3/9/2019)
- Đợt dịch Ebola mới tại CHDC Congo đã làm hơn 2.000 người chết (31/8/2019)
- Dịch sốt xuất huyết diễn biến nghiêm trọng tại Philippines (31/8/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều