Biến đổi khí hậu làm gia tăng các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
Cập nhật: 9/2/2023 | 8:04:00 AM
Siêu vi khuẩn đang trở nên nguy hiểm hơn khi biến đổi khí hậu với nhiệt độ ấm hơn làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn và các chất ô nhiễm, kéo theo sự lây lan của các gene kháng thuốc kháng sinh.
Siêu vi khuẩn trở nên nguy hiểm hơn do biến đổi khí hậu. (Nguồn: Getty Images)
Theo nghiên cứu do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/2, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các mối nguy hiểm do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra.
Theo báo cáo, siêu vi khuẩn đang trở nên nguy hiểm hơn, khi biến đổi khí hậu với nhiệt độ ấm hơn đã làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn và các chất ô nhiễm, kéo theo sự lây lan của các gene kháng thuốc kháng sinh.
Phân tích lưu ý rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh và các chất gây ô nhiễm có thể làm gia tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn.
Trong khi đó, việc tiếp xúc với các vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh cũng có thể tạo ra khả năng kháng thuốc ở vi khuẩn đã có trong không khí, nước và đất.
Báo cáo nêu rõ ô nhiễm liên quan đến nước thải, đặc biệt là từ các bệnh viện, là nguyên nhân chính, cộng thêm chất thải từ sản xuất dược phẩm và nông nghiệp.
Nguy cơ đặc biệt lớn đến từ các nguồn nước ô nhiễm, những địa điểm có nhiều khả năng cung cấp nơi trú ẩn cho các vi sinh vật góp phần thúc đẩy tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Sự kết hợp giữa ô nhiễm gia tăng và giảm nguồn lực để quản lý chất gây ô nhiễm đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, cùng với đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp.
Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2021 đăng trên tạp chí Science of The Total Environment cho thấy lũ lụt ở đô thị cũng làm gia tăng các mối nguy hiểm từ tình trạng kháng thuốc kháng sinh do đất bị xáo trộn và nguy cơ có thể kéo dài đến 5 tháng sau lũ lụt hoặc bão lớn.
Báo cáo của UNEP kêu gọi các khung pháp lý mạnh mẽ hơn để giải quyết tình trạng gia tăng kháng thuốc kháng sinh, cũng như tăng cường kết hợp yếu tố môi trường vào các kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc kháng sinh và các tiêu chuẩn quốc tế về các dấu hiệu kháng thuốc kháng sinh.
Theo các nhà nghiên cứu của UNEP, các nhà hoạch định chính sách cũng nên xây dựng các tiêu chuẩn về vệ sinh nguồn nước nghiêm ngặt hơn./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Hơn 1,65 tỷ người mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2021 (6/2/2023)
- WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc (30/1/2023)
- Thái Lan: 80% dân số có ’miễn dịch lai’ sau tiêm chủng và mắc COVID-19 (30/1/2023)
- Vaccine cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới nhất của Omicron (27/1/2023)
- Giới khoa học cảnh báo mối đe dọa ở châu Á từ muỗi siêu kháng thuốc (11/1/2023)
- WHO xem nhẹ tác động của COVID-19 ở Trung Quốc đối với châu Âu (11/1/2023)
- Giới chức Liên minh châu Âu cảnh báo các biến thể mới của SARS-CoV-2 (4/1/2023)
- Dịch cúm lợn lây lan tại Nga, có thể gây biến chứng nguy hiểm (30/12/2022)
- Những dấu ấn y học lớn nhất thế giới 2022 (27/12/2022)
- Bộ trưởng Y tế: Phòng, chống ung thư là thách thức lớn với y học (15/12/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều