Ca bệnh thứ 3 trên thế giới khỏi HIV/AIDS nhờ cấy ghép tế bào gốc
Cập nhật: 21/2/2023 | 2:15:24 PM
Một người đàn ông đến từ thành phố Duesseldorf (Đức) là trường hợp thứ 3 trên thế giới âm tính trở lại với virus HIV gây bệnh AIDS, nhờ biện pháp cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu.
Các tế bào bị nhiễm HIV. (Nguồn: Science Source)
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Medicine ngày 20/2, một người đàn ông đến từ thành phố Duesseldorf (Đức) là trường hợp thứ 3 trên thế giới âm tính trở lại với virus HIV gây bệnh AIDS, nhờ biện pháp cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu.
Trước đó, hai trường hợp khác dương tính với HIV và bị ung thư, đến từ thủ đô Berlin (Đức) và London (Anh), cũng được chữa khỏi bệnh sau các quy trình cấy ghép có rủi ro cao.
Bệnh nhân 53 tuổi bị chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2008 và mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính vào năm 2011. Căn bệnh này là một dạng ung thư máu đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vào năm 2013, người này đã được cấy ghép tủy xương bằng cách sử dụng tế bào gốc từ một người hiến tặng là nữ giới, có đột biến gene CCR5 hiếm gặp - được chứng minh có khả năng ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào.
Bệnh nhân này sau đó đã ngừng điều trị bằng thuốc kháng HIV vào năm 2018. Các xét nghiệm được thực hiện 4 năm sau đó đều không tìm thấy dấu vết của HIV trong cơ thể của người đàn ông này.
Lý giải về ca chữa trị thành công trên, một trong các tác giả của nghiên cứu - ông Asier Saez-Cirion thuộc Viện Pasteur của Pháp, cho biết trong quá trình cấy ghép, "các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được thay thế hoàn toàn bằng các tế bào của người hiến tặng, khiến cho phần lớn các tế bào bị nhiễm bệnh có thể biến mất."
Mặc dù giới khoa học đã tìm cách chữa trị cho người nhiễm HIV từ lâu, nhưng phương pháp cấy ghép tủy xương trong những trường hợp này khá khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên chỉ phù hợp với một số ít bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc tìm được một người hiến tủy xương có đột biến CCR5 hiếm gặp cũng có thể là thách thức lớn.
Ông Saez-Cirion cho rằng đây là trường hợp đặc biệt khi hội đủ các yếu tố phù hợp để ca cấy ghép diễn ra hiệu quả, giúp chữa trị thành công cả bệnh bạch cầu và HIV.
Nghiên cứu cho biết qua "trường hợp chữa khỏi virus HIV-1" thứ 3 này, giới nghiên cứu đã có thêm "những hiểu biết sâu sắc có giá trị với tiềm năng xây dựng liệu pháp trị HIV."./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn tối cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Có cần tiêm nhắc lại vaccine Covid-19? (9/2/2023)
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (9/2/2023)
- Hơn 1,65 tỷ người mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2021 (6/2/2023)
- WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc (30/1/2023)
- Thái Lan: 80% dân số có ’miễn dịch lai’ sau tiêm chủng và mắc COVID-19 (30/1/2023)
- Vaccine cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới nhất của Omicron (27/1/2023)
- Giới khoa học cảnh báo mối đe dọa ở châu Á từ muỗi siêu kháng thuốc (11/1/2023)
- WHO xem nhẹ tác động của COVID-19 ở Trung Quốc đối với châu Âu (11/1/2023)
- Giới chức Liên minh châu Âu cảnh báo các biến thể mới của SARS-CoV-2 (4/1/2023)
- Dịch cúm lợn lây lan tại Nga, có thể gây biến chứng nguy hiểm (30/12/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều