Dịch COVID-19: Chuyên gia WHO ủng hộ tiếp tục tiêm bổ sung vaccine
Cập nhật: 19/8/2022 | 9:13:45 AM
Trong thông báo mới nhất, các chuyên gia WHO nhấn mạnh việc tiêm bổ sung lần hai nên được thực hiện sau 4-6 tháng của lần một và chỉ áp dụng đối với “nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.”
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York (Mỹ), ngày 17/5/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị tiêm vaccine bổ sung lần hai để tăng cường hệ miễn dịch cho những người dễ bị tổn thương trước dịch COVID-19.
Ngày 18/8, nhóm Cố vấn Chiến lược Miễn dịch (SAGE) của WHO cho rằng ngoài những người đã được tiêm liều vaccine cơ bản, thường bao gồm hai mũi, và những người đã được tiêm liều bổ sung lần một, có một số đối tượng nên được tiêm bổ sung lần hai.
Chuyên gia cao cấp của SAGE, Joachim Hornbach nói: “Chúng tôi đưa ra khuyến nghị này dựa trên cơ sở quan sát sự suy giảm của hệ miễn dịch, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra.”
Trước đó, SAGE đã khuyến nghị mọi người trưởng thành đều nên tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19 sau 4-6 tháng tiêm liều một (thường bao gồm hai mũi).
Trong thông báo mới nhất, các chuyên gia SAGE nhấn mạnh việc tiêm bổ sung lần hai nên được thực hiện sau 4-6 tháng của lần một và chỉ áp dụng đối với “nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.”
Nhóm này bao gồm phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như bệnh về hệ miễn dịch, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim phổi... Ngoài các đối tượng này, các nhân viên y tế cũng cần được tiêm bổ sung vaccine lần hai.
Các chuyên gia của SAGE cũng cảnh báo sự phát triển của các biến thể virus, đặc tính của mỗi biến thể và diễn biến của dịch bệnh sẽ rất khó dự báo trong thời gian tới, do tình trạng suy giảm miễn dịch đối với những người đã nhiễm bệnh và sự suy giảm hiệu lực của vaccine trên toàn cầu.
Các khuyến nghị về việc tiếp tục tiêm bổ sung được dựa trên các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng sẽ tiếp tục đánh giá các sản phẩm mới do các hãng sản xuất vaccine đang phát triển, như của Moderna hay Pfizer, nhằm vào các biến thể mới có khả năng lây lan và biến đổi nhanh./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mối nguy từ sự trỗi dậy của các loại virus mới (16/8/2022)
- WHO: Chưa cần thiết phải tiêm phòng đại trà đối với bệnh đậu mùa khỉ (16/8/2022)
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ (11/8/2022)
- Mỹ tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế (5/8/2022)
- Singapore có thể tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 hằng năm (3/8/2022)
- WHO: Chưa cần tiêm đại trà vaccine ngừa đậu mùa khỉ (25/7/2022)
- Đẩy nhanh tiêm vaccine, Mỹ tin tưởng có thể kiểm soát dịch đậu mùa khỉ (25/7/2022)
- BA.5 khiến thời gian tái nhiễm Covid-19 nhanh không tưởng (13/7/2022)
- WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 ’chưa có dấu hiệu chấm dứt’ (13/7/2022)
- Gần như không phân biệt được COVID-19 với các bệnh nhiễm trùng hô hấp (11/7/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều