Kết luận của Bộ Y tế về việc dùng Anolyt chữa tay chân miệng
Cập nhật: 22/11/2011 | 7:46:39 AM
Ngày 20/11, TS Nguyễn Văn Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp cùng với các cơ quan chức năng về việc thử nghiệm chữa bệnh dịch tay chân miệng bằng nước ozone của GS.TS Nguyễn Văn Khải.
Theo Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng không đơn giản là biểu hiện ngoài da
Sau khi xem xét và phân tích đánh giá hiệu quả, tác dụng, Hội đồng chuyên môn hoan nghênh đề xuất và thử nghiệm của giáo sư Khải nhằm tham gia công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Hội đồng chuyên môn khẳng định: Việc sử dụng nước ozone cùng với chanh, muối... chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng giai đoạn 1 và giai đoạn 2a về ngoài da chứ không có tác dụng chữa bệnh, không được sử dụng cho bệnh nhân uống.
Theo Hội đồng chuyên môn, nước ozone rất thích hợp trong việc khử khuẩn dụng cụ y tế, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt, rửa tay chân,v.v liên quan đến người bệnh. Theo đó, nước ozone không có tác dụng vào nhân tế bào và hệ thần kinh.
Theo các chuyên gia dịch tễ, nguyên nhân bệnh tay chân miệng nặng và tử vong do vi rút tấn công vào tế bào chứ không phải là bệnh ngoài da. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh dẫn đến biến chứng nặng và có nguy cơ tử vong rất cao của bệnh tay chân miệng tại Việt Nam thời gian qua. Vì vậy, bài thuốc của GS Khải chỉ mang tính hỗ trợ bên ngoài. Thực tế cho thấy, bệnh nhân mắc tay chân miệng ở độ 1, 2a sẽ tự hồi phục mà không cần có sự hỗ trợ.
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng Bộ Y tế ban hành quy định và hướng dẫn đối với bệnh nhân bị mắc bệnh tay chân miệng, chia làm 4 mức độ: người bị mắc bệnh ở độ 1 chưa có biến chứng, các cơ sở y tế hướng dẫn bệnh nhân điều trị ngoại trú. Độ 2a khi bệnh nhân có biến chứng thần kinh nhẹ, điều trị ngoại trú tại bệnh viện; độ 2 b: biến chứng thần kinh nặng, điều trị tại phòng cấp cứu của khoa Nhi bệnh viện tỉnh, khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Bệnh nhân ở độ 3, 4 biến chứng suy hô hấp - tuần hoàn cần phải được điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực.
Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh Trần Ngọc Hữu khuyến cáo không coi biện pháp sử dụng hóa chất tẩy rửa là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng. Người dân cần tuân thủ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và giữ bàn tay sạch sẽ; vệ sinh môi trường sống nhất là các trường học nhà trẻ mẫu giáo. Đây biện pháp phòng bệnh và giảm thiểu số người mắc và tử vong. Ông Hữu cũng chia sẻ: giải pháp đóng cửa các cơ sở mẫu giáo và trường học do bệnh tay chân miệng chỉ thực hiện khi thật cần thiết. Các địa phương không nên coi đây là giải pháp hữu hiệu phòng chống dịch tay chân miệng.
Theo GS Nguyễn Trần Hiển, Viện vệ sinh Dịch tễ TƯ, nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng khá phức tạp. Vì vậy, công tác phòng chống dịch hết sức khó khăn và khó dự đoán hết tình hình. Trong khi đó, ý thức phòng bệnh người dân còn rất thấp. Các cơ quan truyền thông đại chúng cần tập trung thông tin những biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng cách rửa tay để giữ bàn tay sạch sẽ đến từng người dân.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh: Đây là bệnh khó, diễn biến biến bệnh rất nhanh và nặng có ca bệnh chỉ trong 1 đến hai giờ đồng hồ từ tỉnh táo chuyến sang thể nặng, thậm chí tử vong. Trên 30% ca bệnh nặng mới được người nhà đưa vào cấp cứu, số ca nặng tăng cao gấp 10 lần so với mọi năm. Trung bình mỗi ngày có trên 100 bệnh nhân cấp cứu dẫn đến quá tải trầm trọng tại bệnh viện. Các khoa phòng của bệnh viện đều tham gia chống dịch để phát hiện ca bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đối với các bệnh nhân nặng, bệnh viện Nhi đồng I đã huy động toàn bộ các phương pháp cấp cứu, 100% thở máy; trên 45% phải lọc máu. Giai đoạn đầu, phác đồ điều trị cũ của Bộ Y tế chưa thích ứng nên các bệnh viện gặp lúng túng. Khi Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị mới hoàn toàn thích ứng, số bệnh nặng và tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt. Bệnh viện đã xây dựng được quy trình điều trị rất hiệu quả.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Bộ trưởng Y tế: Không tự chữa tay chân miệng! (20/11/2011)
- Trẻ mắc tay chân miệng tăng mạnh ở ổ dịch Ninh Thuận (18/11/2011)
- Điều trị lao siêu kháng thuốc: Thành công nhưng vẫn lo (17/11/2011)
- Bộ Y tế xét lại cách chữa tay chân miệng bằng nước ozôn (15/11/2011)
- WiFi thực sự có hại cho sức khỏe? (15/11/2011)
- Unilever thu hồi trà ô long Lipton vì lẫn tạp chất (14/11/2011)
- Lây lan dịch tay chân miệng: Báo động (12/11/2011)
- 80% người bị đái tháo đường tử vong vì biến chứng tim (10/11/2011)
- Tỉnh đầu tiên công bố dịch tay chân miệng (8/11/2011)
- Chuyện nuôi trẻ, ông bà chưa chắc đã đúng (8/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều