"Mục tiêu không có người nhiễm mới là lựa chọn đúng"
Cập nhật: 1/12/2011 | 12:50:29 PM
"Tôi nghĩ VN đã có quyết định đúng khi chọn phòng ngừa lây nhiễm HIV là trọng tâm", ông Eamonn Murphy, Giám đốc Chương trình phối hợp của LHQ về phòng, chống HIV/AIDS tại VN khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên VTV nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12).
Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam Eamonn Murphy khẳng định, UNAIDS sẽ luôn sát cánh cùng Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Chinhphu
Tháng 6 vừa qua, tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS, LHQ đã quyết định chọn "tầm nhìn 3 không" làm chủ đề chung cho chiến dịch toàn cầu từ năm 2011 đến 2015. Xin ông giới thiệu rõ hơn về "tầm nhìn 3 không"?
Ông Eamonn Murphy: Trong thông điệp nhân ngày phòng chống HIV/AIDS thế giới năm nay, ngài Ban Ki Moon, Tổng Thư kí LHQ đã nói rằng, đây là thời điểm bước ngoặt, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình ứng phó với HIV/AIDS. Những thành tựu chúng ta đã đạt được là cơ sở để thực hiện tầm nhìn mới, tầm nhìn 3 không: Đó là không có người nhiễm HIV mới, không còn phân biệt đối xử và không còn các ca tử vong liên quan đến AIDS. Không có người nhiễm mới vì thêm người nhiễm mới là thêm những người bị tổn thương, thêm gánh nặng chi phí cho xã hội. Không phân biệt đối xử, vì sự kì thị sẽ khiến mọi người không dám đi xét nghiệm khi nghi ngờ mình nhiễm HIV. Và cuối cùng, những chương trình điều trị mới đã giúp chúng ta thuận lợi hơn trong công tác điều căn bệnh AIDS. Vì thế chúng ta sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa các dịch vụ y tế, để không còn ai bị tử vong vì nguyên nhân AIDS.
Trong ba mục tiêu của 3 không, Việt Nam đã chọn mục tiêu không có người nhiễm mới. Ông đánh giá như thế nào về lựa chọn này?
Ông Eamonn Murphy: Tôi nghĩ Việt Nam đã có quyết định đúng khi chọn phòng ngừa lây nhiễm HIV là trọng tâm. Vì việc phòng ngừa đóng vai trò then chốt trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, nó không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng nếu huy động được sức mạnh toàn lực từ Đảng, chính quyền và cộng đồng, các bạn sẽ đạt được mục tiêu không có ca nhiễm mới, trước hết là ở trẻ em. Việt Nam đã chọn ra được đối tượng dễ bị tổn thương nhất và sẽ chịu nhiều tác động nhất do HIV. Mục tiêu không có người nhiễm mới không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng Việt Nam đã chọn đó là nhiệm vụ trọng tâm và chúng ta cần đặc biệt chú trọng thì mới có thể chặn đứng được đại dịch.
Việt Nam hiện nay đã là nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Như vậy là sự trợ giúp của quốc tế cho Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS cũng sẽ giảm đi. Để hướng tới mục tiêu không còn người nhiễm mới thì Việt Nam sẽ phải làm những gì?
Ông Eamonn Murphy: Theo tôi, trở ngại lớn nhất của Việt Nam lúc này chính là về nguồn lực tài chính. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà nguồn vốn hỗ trợ trên thế giới đều sẽ giảm đi. Quỹ toàn cầu - nguồn kinh phí trọng yếu của Việt Nam trong quá trình phòng chống HIV/AIDS chưa khả quan về nguồn tài trợ tiếp theo. Việt Nam cũng đã đạt được mức thu nhập trung bình, điều đó cũng đồng nghĩa một số nhà tài trợ sẽ giảm kinh phí hỗ trợ, vì thế Việt Nam phải huy động nội lực.
Các bạn cần chú trọng vào những chương trình đạt hiệu quả cao nhất và chỉ số hiệu quả về chi phí tốt nhất. Đôi khi một số tỉnh đưa ra những chương trình cho toàn bộ cộng đồng. Theo tôi cần sử dụng nguồn vốn đó để hướng tới những đối tượng có nguy cơ cao nhất, như thế thì chương trình mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Một vấn đề nữa là sự phân biệt kì thị. Chúng ta phải phá vỡ những quan niệm sai lầm vì nếu thế mọi người sẽ sợ đi xét nghiệm vì họ sợ nếu mình bị nhiễm thì sẽ bị đánh đồng với tệ nạn xã hội. Phải làm sao động viện mọi người tự nguyện xét nghiệm sớm hơn, vì càng xét nghiệm sớm thì sự dự phòng lây nhiễm càng tốt hơn.
(Nguồn: vtv.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Laptop dùng Wi-Fi ’diệt tinh trùng’ (30/11/2011)
- Số ca ngộ độc thuốc cam tăng mạnh (29/11/2011)
- LHQ tạm ngừng các chương trình mới chống AIDS (27/11/2011)
- Thận trọng khi ăn thịt nướng với đồ uống có gas (27/11/2011)
- Mỹ cảnh báo về chủng cúm H1N1 mới (26/11/2011)
- Bác sĩ Nhiệt đới nói về cách dùng nước ozôn chữa tay chân miệng (25/11/2011)
- Bộ Y tế hướng dẫn công bố dịch tay chân miệng (25/11/2011)
- Sẽ thêm nhiều nơi công bố dịch tay chân miệng? (24/11/2011)
- Kết luận của Bộ Y tế về việc dùng Anolyt chữa tay chân miệng (22/11/2011)
- Bộ trưởng Y tế: Không tự chữa tay chân miệng! (20/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều