Ngày càng nhiều người lớn mắc bệnh của trẻ nhỏ
Cập nhật: 28/3/2012 | 11:08:28 AM
Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên gần đây, số người lớn mắc các bệnh này có xu hướng tăng lên, thậm chí có biến chứng nguy hiểm, theo các chuyên gia của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, gần đây các bệnh truyền nhiễm thông thường như: sởi, quai bị, rubella đều có xu hướng tăng, xuất hiện quanh năm, chứ không chỉ tập trung vào mùa dịch. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý những năm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn.
Lấy ví dụ vụ dịch sởi bùng phát ở Hà Nội cũng như một số tỉnh phía Bắc trong năm 2009, người mắc chủ yếu lại là người lớn, tuổi từ 18 đến hơn 40. Đặc biệt, có nhiều trường hợp biến chứng nặng, dẫn tới viêm não, màng não rất nguy hiểm.
Tiếp tục đến năm 20011 đến lượt dịch rubella bùng phát ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, gây hậu quả rất lớn. Trong năm nay, số bệnh nhân mắc sởi, quai bị, rubella là người lớn cũng chiếm đến 60-70%, tiến sĩ Kính cho biết.
Người lớn cũng cần tiêm nhắc lại để phòng bệnh. Ảnh: N.P. |
Cũng theo ông, đáng chú ý là bệnh quai bị, mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận vài ba ca. Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp, viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thế quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tại viện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng.
Lý giải sự thay đổi này, theo tiến sĩ Kính là do trẻ được tiêm chủng ngừa các bệnh này, trong khi người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đã được ngừa nhưng đã hết miễn dịch. Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽ không mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Thực tế những bệnh truyền nhiễm này mọi người đều có thể mắc.
Đồng tình với quan điểm này, thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đây đều là những bệnh truyền nhiễm dễ lây, khó phòng trong cộng đồng, thậm chí việc tiếp xúc với người mắc nhưng chưa có biểu hiện bệnh đã có thể bị lây.
Trẻ sinh ra chưa có miễn dịch, nguy cơ mắc cao nên được khuyến cáo tiêm ngừa. Tùy từng loại vắcxin mà hiệu lực bảo vệ lâu dài hay vài năm. Lấy ví dụ bệnh sởi, nếu một người mắc tự nhiên thì rất hiếm mắc lần 2, trong đời một người ít nhất sẽ mắc một lần, vấn đề là lúc nào, thường là mắc ở độ tuổi 3-4.
"Trước kia, chúng ta thấy khi thấy tiêm phòng trẻ không mắc bệnh nữa, nên bao phủ rộng diện tiêm chủng, hy vọng tiêm được cho 99% trẻ thì sẽ thanh toán được sởi. Thế nhưng thực sự thì vắcxin sởi không tạo miễn dịch cả đời. Bằng chứng là vụ dịch sởi bùng phát năm 2009, bệnh nhân mắc chủ yếu lại là những lớn. Cũng vì thế, từ năm ngoái trẻ được tiêm nhắc lại mũi sởi", thạc sĩ Hà phân tích.
Hay như bệnh uốn ván, từ khi thực hiện tiêm chủng mở rộng thì rất ít trẻ bị uốn ván. Thế nhưng miễn dịch của vắcxin chỉ được khoảng 15 năm. Thực tế là nhiều thanh niên, người già, trẻ 15 tuổi phải nhập viện vì mắc uốn ván. Trung bình 1 năm, bệnh viện tiếp nhận 100-120 ca, trong khi việc chữa những ca này rất tốn kém, thạc sĩ Hà cho biết.
Theo các chuyên gia tiêm chủng vắcxin, đặc biệt lưu ý tiêm nhắc lại là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Phòng chống bệnh lao: Lo nhiều hơn mừng? (27/3/2012)
- Bộ trưởng Y tế: Sau năm 2015 bệnh viện mới hết quá tải (27/3/2012)
- Loài người đang mất dần kho ’vũ khí’ chữa bệnh (22/3/2012)
- Công tác y tế lao động: Doanh nghiệp chưa mặn mà (22/3/2012)
- Năm 2014 sẽ bỏ bảo hiểm y tế tự nguyện (21/3/2012)
- Bước ngoặt trong điều trị cúm A/H5N1 (17/3/2012)
- Giám sát độc lập để chống lạm dụng xét nghiệm (17/3/2012)
- Quảng Nam: Công bố hết dịch cúm A/H5N1 (16/3/2012)
- Dịch tay chân miệng ở VN ’nóng’ thứ tư tại châu Á (15/3/2012)
- Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm về ca tử vong tay chân miệng (14/3/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều