Dịch tay chân miệng ở VN 'nóng' thứ tư tại châu Á
Cập nhật: 15/3/2012 | 11:58:35 AM
Trái với dự báo, ngay từ những tháng đầu năm, số trẻ mắc tay chân miệng tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên nhiều địa phương chống dịch chưa quyết liệt, tiến sĩ Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này:
- Tình hình dịch tay chân miệng hiện nay ở Việt Nam ở cấp độ nào, thưa ông?
- Tỷ lệ mắc tay chân miệng trên 100.000 dân ở nước ta cao thứ tư trong khu vực châu Á. Giống như một số nước khác trong khu vực, số trẻ mắc tay chân miệng tại nước ta cũng tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm. Chẳng hạn, Sinpapore, Nhật Bản số mắc cũng tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó nước ta tăng đến 7,46 lần và tiếp tục có thêm 11 trẻ vong.
Đặc biệt, tại miền Bắc dịch bệnh đang thực sự "nóng" tại Hải Phòng, Lào Cai. Chỉ trong 9 tuần đầu năm, Hải Phòng đã có gần 1.500 trẻ mắc bệnh, và là tỉnh có tỷ lệ mắc cao nhất nước hiện nay.
Trong khi những năm trước đó, bệnh này chỉ xuất hiện rải rác, ít ca mắc nên được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bắt đầu từ giữa năm ngoái thì dịch lên rất mạnh và tiếp tục duy trì số ca mắc lớn cho đến bây giờ, diễn biến hết sức phức tạp.
- Chúng ta từng có kinh nghiệm khống chế thành công dịch SARS, đại dịch cúm A(H1N1). Vậy tại sao riêng với dịch tay chân miệng ở trẻ, số ca mắc vẫn tiếp tục tăng?
- Thực tế bệnh tay chân miệng có diễn biến hết sức phức tạp, diễn biến dịch phụ thuộc vào yếu tố khách quan nhiều hơn. Bệnh do virus đường ruột, không có vắcxin, không có thuốc điều trị đặc hiệu, lây lan phức tạp, thời gian thải trừ dài, tỷ lệ người lành mang trùng lớn, người lớn lây cho trẻ... Chưa kể đến yếu môi trường, điều kiện sống, nước sạch, vệ sinh, nhiều nơi không có toilet, điều kiện ăn ở chưa thật sự tốt…
Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu là do cả người dân lẫn cơ quan chức năng. Dân có người biết, có người không, có người biết nhưng nhiều khi lơ là, không biến thành hành động chăm sóc con mình. Cơ quan chức năng chưa tập trung nhiều cho công tác chống dịch. Có tỉnh làm tốt nhưng có tỉnh thì chưa chủ động ngay từ đầu, chỉ đến khi dịch lây lan rộng mới cuống lên. Trong khi nếu khống chế ngay từ đầu, giám sát, xử lý ổ dịch tốt thì dịch sẽ ổn ngay.
- Công tác phòng chống dịch hiện nay gặp phải khó khăn gì?
- Kinh phí cấp cho công tác phòng chống dịch một năm của tuyến trung ương là khoảng 30 tỷ đồng. Còn các tỉnh phải tự cấp kinh phí chống dịch cho địa phương. Thế nhưng thực tế, các tỉnh không quan tâm nhiều đến việc chống dịch, không có vật tư, hóa chất... Việc đầu tư kinh phí của các tỉnh chậm, lúc bệnh mới xuất hiện xin tiền thì tỉnh không cho, đến lúc nó lan tràn, nhiều người mắc thì mới cho.
Như tỉnh Ninh Thuận trong năm ngoái chỉ có một máy thở cho 4 trẻ, 2 ca đầu tử vong ở đây là do không có thuốc gama gobulin- một loại hỗ trợ hệ miễn dịch tự nhiên. Đây là một loại thuốc đắt, bảo hiểm lại không thanh toán (nay đã được bên bảo hiểm đồng ý thanh toán). Đến khi số mắc lớn, nhiều ca tử vong, tỉnh này đã phải công bố dịch.
Khi đó, địa phương trích cho được khoảng 200 triệu, Bộ Y tế cũng đã hỗ trợ 7 tỷ đồng: xe vận chuyển bệnh nhân, máy thở, monitor theo dõi chuyển độ… Sang năm nay, tình hình dịch tại đây đã ổn hơn, đến thời điểm này mới ghi nhận 70 ca mắc tay chân miệng. Thực chất việc công bố dịch chỉ có lợi cho ngành y tế, khi đã công bố thì mọi nguồn lực được tập trung vào việc chống dịch.
Ngoài ra có nhiều tỉnh làm mạnh cũng chưa xuống được. Ngay như Singapore, Nhật Bản điều kiện họ tốt hơn mình mà dịch vẫn chưa giảm được.
- Theo ông cần có biện pháp gì để ngăn chặn sự lây lan của dịch, hạn chế thấp nhất số trẻ tử vong?
- Bộ Y tế đã dự báo tình hình dịch năm nay vẫn diễn biến hết sức phức tạp nên ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch. Bộ cũng thành lập 12 đoàn đi giám sát, kiểm tra tình hình phòng chống dịch tại các địa phương, nay đã đi được 20 địa phương.
Bộ cũng chỉ đạo công tác truyền thông mạnh mẽ hơn, in các tờ rơi phát đến tận các hộ gia đình có trẻ dưới 3 tuổi. Đây là nhóm đích mà truyền thông hướng tới trong năm nay vì trẻ ở lứa tuổi này chiếm đến 81,3%, còn ở nhà. Y tế xã, thôn bản, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... phải cùng tham gia công tác truyền thông. Phải thúc tuyến dưới quyết liệt hơn là vấn đề cơ bản. Các tỉnh cũng cần đầu tư kinh phí sớm hơn, chủ động ngay từ đầu, đánh giá tình hình dịch, lên kế hoạch, giám sát xử lý sớm....
(Nguồn: vnexpress.net)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm về ca tử vong tay chân miệng (14/3/2012)
- Vắc-xin hỏng do đông băng: 50% cán bộ quản lý không biết! (14/3/2012)
- Mối lo ung thư do chất tạo màu trong Coca-Cola và Pepsi (13/3/2012)
- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm - Khi công tác phòng bệnh được chú trọng (12/3/2012)
- Hôn nhân giúp trải qua ca phẫu thuật tim dễ dàng hơn (11/3/2012)
- Dịch bệnh tay chân miệng tăng 7,4 lần (11/3/2012)
- Phát hiện cấu trúc vi-rút EV71 cực độc gây bệnh tay chân miệng (8/3/2012)
- Chính thức điều chỉnh giá gần 500 dịch vụ y tế từ giữa tháng Tư (6/3/2012)
- Thêm một ca tử vong vì cúm gia cầm tại Indonesia (27/2/2012)
- S-Otr H3N2 và nỗi lo đại dịch (25/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều