Loài người đang mất dần kho 'vũ khí' chữa bệnh
Cập nhật: 22/3/2012 | 7:54:46 AM
Thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng thuốc kháng sinh khiến những phẫu thuật thường quy cũng có thể trở nên khó khăn. Thậm chí, chỉ cần một vết xước nhỏ ở đầu gối người bệnh cũng có thể tự vong.
Đây là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước tình trạng kháng kháng sinh đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Tờ The Telegraph đưa tin tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến hậu quả là "sự kết thúc của y học hiện đại", theo WHO tuyên bố.
Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh, vi khuẩn bắt đầu kháng lại các thuốc kháng sinh thông dụng hiện nay. Hậu quả là nhiều loại kháng sinh được phát triển đang dần mất tác dụng. Điều này sẽ có thể bao gồm cả nhiều loại thuốc mang tính đột phát để điều trị các bệnh lao, sốt rét, nhiễm trùng do vi khuẩn và HIV/AIDS, bên cạnh đó phải kể đến việc chữa các vết thương hở.
"Những bệnh thông thường như viêm họng hay trầy xước ở đầu gối ở trẻ thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chúng ta có thể đang bước vào 'kỷ nguyên hậu kháng sinh'", bà Chan phát biểu tại một hội nghị về các bệnh nhiễm trung ở Copenhagen, Thụy Điển.
Cũng theo bà, tình trạng kháng thuốc đang gia tăng ở châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Trong khi đó, những bệnh nhân mang mầm bệnh kháng thuốc thì tỷ lệ tử vong tăng lên 50%.
Sự phát triển khả năng kháng thuốc của vi khuẩn là một quá trình tự nhiên sớm muộn cũng sẽ xảy ra với mọi loại thuốc. Thế nhưng, quá trình này ngày càng xảy ra nhanh hơn và được củng cố bởi chính sự lạm dụng một cách bừa bãi của con người. Tốc độ mất đi những loại thuốc thiết yếu đó nhanh hơn tốc độ phát triển các loại thuốc thay thế rất nhiều. Các thuốc thay thế có thể trở nên đắt đỏ, với thời gian điều trị lâu hơn để mang lại tác dụng tương tự.
Vì thế, WHO kêu gọi chính phủ càng nước cần có một chiến lược cũng như hành động mạnh mẽ để hạn chế tình trạng này.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Công tác y tế lao động: Doanh nghiệp chưa mặn mà (22/3/2012)
- Năm 2014 sẽ bỏ bảo hiểm y tế tự nguyện (21/3/2012)
- Bước ngoặt trong điều trị cúm A/H5N1 (17/3/2012)
- Giám sát độc lập để chống lạm dụng xét nghiệm (17/3/2012)
- Quảng Nam: Công bố hết dịch cúm A/H5N1 (16/3/2012)
- Dịch tay chân miệng ở VN ’nóng’ thứ tư tại châu Á (15/3/2012)
- Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm về ca tử vong tay chân miệng (14/3/2012)
- Vắc-xin hỏng do đông băng: 50% cán bộ quản lý không biết! (14/3/2012)
- Mối lo ung thư do chất tạo màu trong Coca-Cola và Pepsi (13/3/2012)
- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm - Khi công tác phòng bệnh được chú trọng (12/3/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều