Quản lý môi trường y tế: Khó, không bó tay
Cập nhật: 14/7/2012 | 8:59:40 PM
Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế theo Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị, hệ thống y tế của chúng ta đang phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bên cạnh mặt tích cực cũng bộc lộ một số vấn đề tồn tại, đặc biệt là môi trường. Không ít người dân ở cạnh bệnh viện, phòng khám có nhiều băn khoăn lo lắng về ô nhiễm môi trường, không khí, rác thải, phóng xạ... Còn các cơ sở y tế thì băn khoăn bởi có hay không sự chồng chéo trong quản lý môi trường y tế..., cơ quan nào có trách nhiệm chính?
Ngành y tế luôn chủ động
Theo ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, những lo ngại của người dân là có cơ sở bởi ngành y tế là ngành có nhiều hoạt động đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như khám chữa bệnh, dự phòng... Các hoạt động này có liên quan chặt chẽ đến công tác bảo vệ môi trường. Ước tính lượng chất thải rắn y tế phát sinh hiện nay khoảng 140 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000m3 chất thải lỏng. Chất thải y tế bao gồm cả chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí… Nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như môi trường.
Hiện nay, quản lý chất thải y tế được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và có sự chung tay của các ngành liên quan. Với ngành y tế thực hiện quản lý chất thải, theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ - BYT ngày 26/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế, quy định trách nhiệm đầu tiên trong quản lý chất thải y tế là người đứng đầu cơ sở y tế, tiếp đến là các cơ quan chủ quản của cơ sở y tế đó. Tiếp đó tại Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh, các Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y tế các ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại của các đơn vị thuộc quyền quản lý.
Nguồn vốn để đầu tư cho xử lý chất thải y tế là rất lớn cần có sự quan tâm của chính quyền các cấp.Ảnh: T. Thực |
Sự phối hợp liên ngành
Về nước thải y tế, bệnh viện và cơ sở y tế nói chung khi được cấp phép hoạt động đều phải chứng minh được nguồn nước thải phải được xử lý trước khi xả thải ra đường cống thoát nước chung. Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) kiểm tra giám sát các cơ sở y tế thực hiện những quy định của Nhà nước về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sự phối hợp liên ngành còn chưa đạt hiệu quả cao.
Để quản lý môi trường y tế hiệu quả và xử lý các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngày 15/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2038/QĐ - TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 170/QĐ - TTg ngày 8/2/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025; Ngày 28/5/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BYT về Kế hoạch Bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009-2015 và Quyết định số 43/2007/QĐ - BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. |
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phương pháp điều trị mới lấy cảm hứng từ người khỏi AIDS đầu tiên (14/7/2012)
- Australia thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư máu (12/7/2012)
- Tiêu huỷ 9 loại ô mai chứa chất độc hại (12/7/2012)
- Mexico: Dịch cúm gia cầm H7N3 có thể lây sang người (12/7/2012)
- Vắc-xin phòng chống ung thư não (11/7/2012)
- Mất cảm giác, yếu cơ do tiêm vắc-xin cúm A/H1N1 (11/7/2012)
- Chiến lược mới cho cuộc chiến chống HIV/AIDS (11/7/2012)
- Muỗi biến đổi gien ngăn bệnh sốt xuất huyết (10/7/2012)
- Đái tháo đường: Đại dịch thứ 4 (9/7/2012)
- Indonesia: bé 8 tuổi tử vong do nhiễm H5N1 (8/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều