Theo Trưởng Đại diện WHO, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển sang giai đoạn “quản lý bền vững” đối với COVID-19; cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội với các biện pháp y tế công cộng.
Dữ liệu ghi nhận năm 2021 có 27.300 người tử vong do bệnh lao tại châu Âu, cao hơn mức 27.000 người vào năm 2020, đây là lần đầu tiên số ca tử vong do bệnh lao tăng trở lại tại châu Âu sau 20 năm.
Môi trường sống của động vật bị phá hủy, đô thị hóa, hoạt động giám sát mầm bệnh phát triển là nguyên nhân nhiều loại virus mới được phát hiện thời hậu đại dịch.
Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.
Ngày 20/3, Bộ Y tế yêu cầu giám sát 21 ngày với người nhập cảnh từ các nước châu Phi đang có dịch Marburg, do bệnh có khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ tin tưởng rằng tổ chức này có thể tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu do COVID-19 vào một thời điểm nào đó trong năm nay.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề xuất với Chính phủ Mỹ kế hoạch triển khai tiêm phòng COVID-19 một liều duy nhất cho người dân vào mùa Thu hằng năm, giống như tiêm phòng bệnh cúm.
Trong những tháng đầu năm nước ta đã ghi nhận một số ca mắc liên cầu lợn ở người tại một số địa phương. Đây là bệnh phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn, có thể gây tử vong.
Theo thống kê của WHO, Glocom là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Trong điều trị Glocom, không có biện pháp nào tốt hơn là tầm soát và phá hiện bệnh sớm.
Theo thống kê của CDC Mỹ, có ít nhất 26 triệu ca ốm, trong đó 290.000 ca nhập viện và 18.000 ca tử vong vì cúm từ đầu mùa cúm năm nay tại Mỹ, trong đó có 117 ca tử vong là trẻ em.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1 và cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus ở mức thấp.
Một người đàn ông đến từ thành phố Duesseldorf (Đức) là trường hợp thứ 3 trên thế giới âm tính trở lại với virus HIV gây bệnh AIDS, nhờ biện pháp cấy ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu.