Hàng nghìn người mắc bệnh tiêu hóa hậu Covid
Cập nhật: 10/3/2023 | 9:03:38 AM
Nghiên cứu mới cho thấy sau khi khỏi Covid, nhiều người bị mắc các chứng bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, táo bón.
Nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Hệ thống Y tế VA Saint Louis thực hiện, công bố trên tạp chí Nature Communications, ngày 9/3. Đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, đầy bụng là những triệu chứng phổ biến được báo cáo. Những người từng nhiễm nCov, dù ở mức độ nhẹ nhất, cũng có khả năng gặp các vấn đề về dạ dày cao hơn hẳn so với những người không bị nhiễm.
Các nhà khoa học đã so sánh hồ sơ y tế của 154.000 người từng nhiễm nCoV trong hệ thống Quản lý Y tế Cựu chiến binh với khoảng 5,4 triệu người ở độ tuổi tương tự không mắc bệnh. Họ phát hiện bệnh nhân Covid có khả năng gặp các vấn đề đường tiêu hóa lâu dài (mà họ không mắc phải trước khi nhiễm bệnh) cao hơn 36%. Hơn 9.600 tình nguyện viên gặp các vấn đề ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ruột, tụy hoặc gan.
Chẩn đoán phổ biến nhất, được xác định ở 2.600 bệnh nhân là tăng axit, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày. Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Ziyad Al-Aly, giám đốc nghiên cứu và phát triển tại Hệ thống Y tế VA Saint Louis, cho biết các rối loạn về điều tiết dẫn đến sự mất cân bằng trong sản sinh axit của cơ thể.
Y tá đặt máy thở cho bệnh nhân tại Bệnh viện St. Joseph ở Orange, California, tháng 1/2021. Ảnh: AP
Tương tự, các chuyên gia khác chỉ ra lý do nhiễm nCoV có thể gây ra các vấn đề đường tiêu hóa lâu dài. Tiến sĩ Saurabh Mehandru, giáo sư khoa tiêu hóa tại Đại học Y khoa Icahn, New York, cho biết các nhà khoa học đã phát hiện một loại protein trên bề mặt tế bào, được gọi là thụ thể ACE2, có nhiều trong niêm mạc ruột non. Các thụ thể đó tạo ra con đường để virus xâm nhập trực tiếp vào hệ thống tiêu hóa.
Ngoài ra, tình trạng viêm mạn tính liên quan đến Covid-19 có thể gây các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa trong thời gian dài. Một số mảnh virus lưu lại trong hệ miễn dịch của bệnh nhân sau khi kết thúc giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính, khiến hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động và kích hoạt triệu chứng viêm.
Khả năng khác là não bị căng thẳng dẫn đến những vấn đề về đường ruột.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn tối cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành gần 200 loại thuốc thiết yếu (9/3/2023)
- WHO đánh giá nguy cơ lây lan virus cúm gia cầm H5N1 tại Campuchia (28/2/2023)
- Ca bệnh thứ 3 trên thế giới khỏi HIV/AIDS nhờ cấy ghép tế bào gốc (21/2/2023)
- Có cần tiêm nhắc lại vaccine Covid-19? (9/2/2023)
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (9/2/2023)
- Hơn 1,65 tỷ người mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trong năm 2021 (6/2/2023)
- WHO tuyên bố giai đoạn khẩn cấp của dịch COVID-19 chưa kết thúc (30/1/2023)
- Thái Lan: 80% dân số có ’miễn dịch lai’ sau tiêm chủng và mắc COVID-19 (30/1/2023)
- Vaccine cải tiến có thể ngừa các dòng phụ mới nhất của Omicron (27/1/2023)
- Giới khoa học cảnh báo mối đe dọa ở châu Á từ muỗi siêu kháng thuốc (11/1/2023)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều