Glôcôm “kẻ đánh cắp thị lực của con người”
Cập nhật: 11/3/2019 | 12:32:31 PM
Glocom (Glaucoma hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống) xảy ra do áp lực của mắt tăng cao bởi sự tích tụ của thủy dịch trong nhãn cầu. Đây là một trong những bệnh phổ biến về mắt, đứng hàng thứ hai trong nhóm các nguyên nhân có thể gây mù lòa trên toàn thế giới sau bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh lý thuộc bán phần sau của nhãn cầu. Do đó, bệnh glôcôm còn được gọi ví như “kẻ đánh cắp thị lực của con người”. Bệnh gây đau nhức do tăng nhãn áp dẫn đến lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu, có thể gây mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Theo tổ chức y tế Thế giới sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh vào năm 2020, chiếm tỷ lệ 2,86% ở những người ngoài 40 tuổi trên toàn cầu, trong đó 11,2 triệu người bị mù do bệnh. Đa số những người mù đang sống tại các nước đang phát triển, đặc biệt người dân vùng nông thôn thiếu dịch vụ chăm sóc mắt. Chính vì vậy, tuần Glôcôm thế giới năm này (từ 10 đến 16/3/2019) với chủ đề Focus On: Glaucoma - tạm dịch “Tập trung vào glôcôm” nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa.
Đo nhãn áp định kỳ để phòng bệnh Glôcôm
Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm
Nguyên nhân gây bệnh Glôcôm không rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau thì có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm:
- Những người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn.
- Những người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm.
- Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).
- Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp…
- Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glôcôm.
Những triệu chứng sớm để phát hiện bệnh Glôcôm
Bệnh glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, glôcôm chủ yếu được chia làm hai thể bệnh chính là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở.
Glôcôm góc đóng: Khởi phát đột ngột, đột nhiên bệnh nhân thấy đau nhức mắt và xung quanh mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo, nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, đôi khi thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhưng không có nhử mắt,…
Glôcôm góc mở: Bệnh tiến triển thầm lặng, đôi khi bệnh nhân phát hiện được do tình cờ, bịt một mắt thì mắt kia không nhìn thấy gì. Người bệnh thỉnh thoảng có những cơn đau tức nhẹ ở mắt, nhức nhiều trên cung lông mày, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ, có dấu hiệu nhìn mờ dần,…
Phòng bệnh Glôcôm
Nguyên nhân gây bệnh đến nay chưa được xác định rõ ràng nên bệnh khó phòng ngừa. Tuy nhiên có thể phòng tránh được mù lòa do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị đúng và theo dõi thường xuyên. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh glôcôm, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc hạ nhãn áp trong giai đoạn glôcôm sớm, laser hoặc phẫu thuật để kiểm soát nhãn áp, nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương dây thần kinh thị giác, phòng tránh mù lòa.
Đối với người bình thường khi có những biểu hiện như: Đau nhức mắt, đau lan lên đầu cùng bên, nhìn mờ, quầng xanh đỏ... cần đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị đúng. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi không có chỉ định của bác sĩ. Những người có nguy cơ cao bị bệnh glôcôm như người ruột thịt của bệnh nhân, người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, cận thị, người bị chấn thương mắt hoặc đã một lần phẫu thuật các bệnh về mắt,... cần đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
(Nguồn: Minh Khương)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Hướng đến y tế thông minh (11/3/2019)
- Ngày 8/3, bệnh nhân nhiễm HIV chính thức nhận thuốc ARV từ nguồn Bảo hiểm Y tế (8/3/2019)
- Bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm y tế Đầm Hà, Bv Phục hồi chức năng Quảng Ninh (8/3/2019)
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản- nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ (7/3/2019)
- Quảng Ninh tiêm vắc xin ComBe Five cho trên 1.100 trẻ dưới 1 tuổi (4/3/2019)
- Tăng cường kiểm soát phòng ngừa lây truyền dịch bệnh trong trường học (1/3/2019)
- Không tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ trẻ mắc bệnh Ho gà gia tăng (1/3/2019)
- Móng Cái: Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (28/2/2019)
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam (27/2/2019)
- Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2019): ”Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh” (27/2/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều