4 cách đơn giản ngừa bệnh tiểu đường
Cập nhật: 12/3/2014 | 9:53:42 AM
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Căng thẳng, chế độ dinh dưỡng kém, thừa cân, ít vận động đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Dù bệnh tiểu đường thường gắn với người lớn tuổi, nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này. Để giảm nguy cơ bị tiểu đường hoặc đảo ngược tình thế của giai đoạn tiền tiểu đường, hãy thực hiện 4 biện pháp đơn giản sau:
1. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên, tích cực sẽ giúp duy trì và phát triển khối cơ. Khối cơ có khả năng dự trữ lượng đường thừa trong máu dưới dạng glycogen. Ngoài ra, nếu bạn càng vận động, lượng đường cơ thể cần để sản sinh năng lượng càng tăng và cơ thể càng có khả năng đáp ứng insulin đúng yêu cầu. Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt, dù là tập gym, làm vườn hay đi bộ. Hãy tập 5 lần/tuần, 30 phút/lần hoặc chia thành nhiều lần tập ngắn hơn.
2. Kiểm soát cân nặng
Tiểu đường tuýp 2 liên quan đến thừa cân, béo phì. Tế bào mỡ dư thừa làm giảm khả năng điều tiết insulin. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu người thừa cân hay béo phì giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm một nửa.3. Dinh dưỡng
Có thể bạn đang có trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng nếu bạn ăn nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn, bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường. Chế độ ăn ít đường và ngũ cốc tinh chế có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ này. Hãy chọn ngũ cốc nguyên cám. Chúng sẽ cho bạn cảm giác no lâu hơn, bởi loại thực phẩm này cần thời gian tiêu hoá và đường glucose sẽ được từ từ tiết vào máu.
Hãy uống nước lọc thay vì soda, hay thức uống có đường khác. Bổ sung thực phẩm giàu magiê vào bữa ăn hàng ngày vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường. Những thực phẩm giàu magiê gồm gạo lức, hạt hạnh nhân, rau bina (cải bó xôi), quả bơ, đậu Hà Lan, đậu bắp…Ăn nhiều rau củ, trái cây nhưng đừng chọn những loại có hàm lượng đường cao như nhãn, sầu riêng…
4. Giảm căng thẳng
Tình trạng căng thẳng (cảm xúc, thể chất hay tinh thần) đều khiến nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 tăng. Vì tâm trạng căng thẳng làm tăng nồng độ chất cortisol trong cơ thể, gây ra mất cân bằng insulin. Hãy kiểm soát các yếu tố khiến bạn căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường tuýp 2:
• Khát nước và tiểu nhiều lần bất thường.
• Sụt cân nhanh chóng.
• Không ngừng thèm ngọt
• Vết thương, viêm nhiễm, bầm tím lâu lành
• Nhiễm trùng nấm men
• Mệt mỏi và hay cáu gắt
• Nhìn mờ
• Tay chân có cảm giác nhột nhạt như kiến bò hoặc tê cứng
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Nhật Bản thí nghiệm thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường (4/3/2014)
- Hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường (9/2/2014)
- Đẩy lùi bệnh tiểu đường bằng sữa chua ít béo (6/2/2014)
- Sôcôla, trà, quả mọng có thể giảm nguy cơ tiểu đường (23/1/2014)
- Ăn ngừa tiểu đường (19/1/2014)
- Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường (19/1/2014)
- Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ tiểu đường (9/1/2014)
- Vì sao người bệnh tiểu đường hay buồn? (6/1/2014)
- Chất BPA làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường (26/12/2013)
- Viên nang chống tiểu đường (25/12/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều