Làm gì khi bị hạ đường huyết?
Cập nhật: 14/4/2012 | 8:04:07 PM
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít).
Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, thậm chí là rất nguy hiểm. Vậy khi bị hạ đường huyết, chúng ta cần làm gì?
Bỏ bữa dễ gây hạ đường huyết. |
Chế độ dinh dưỡng: Hạ đường huyết do ăn không đúng bữa (ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng); do ăn kiêng ở những người có thể trạng béo, dẫn đến tình trạng không đủ lượng cacbonhydrat (tinh bột) hoặc do uống nhiều rượu bia, đặc biệt lúc đang đói (vì rượu bia dễ mang đến cảm giác no ảo).
Do bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, các bệnh về gan, thận, ung thư tuyến tụy…
Dấu hiệu của hạ đường huyết
Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu chung sau: Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.
Làm gì khi bị hạ đường huyết?
Với người bình thường bị hạ đường huyết: Khi có các triệu chứng của hạ đường huyết, ngay lập tức phải cho bệnh nhân ăn nhẹ cháo loãng, súp, các sản phẩm có đường có sẵn như: bánh , kẹo hoặc uống một cốc nước đường (200ml)…Sau khi ăn nên để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
Với người mắc các bệnh mạn tính: như tiểu đường, gan, thận… thì người bệnh cần chuẩn bị sẵn đường, bánh, kẹo, khi thấy đói thì ăn ngay. Ở bệnh nhân đái tháo đường, khi được điều trị bằng insulin, phải tiêm thuốc vào trước bữa ăn 1-2 giờ. Nếu sau khi tiêm insulin, thấy người khó chịu, bủn rủn thì ăn một ít đường. Trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng; nếu có u thì tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, bệnh sẽ khỏi. Ngoài việc phòng ngừa và chuẩn bị trước cho các cơn hạ đường huyết, cần tuyết đối tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
(Nguồn: nhipcausuckhoe.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Ngủ ít làm tăng nguy cơ tiểu đường (12/4/2012)
- Bệnh tiểu đường làm giảm trí nhớ (5/4/2012)
- Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm gì? (29/3/2012)
- Cơm trắng có liên quan đến bệnh tiểu đường (19/3/2012)
- Hạt Methi “khắc tinh” của bệnh Đái tháo đường (15/3/2012)
- Mắc bệnh tiểu đường lâu, tăng nguy cơ đột quỵ (14/3/2012)
- Phụ nữ ngồi lâu dễ mắc tiểu đường (8/3/2012)
- Nguy cơ đột quỵ tăng theo thời gian bị tiểu đường (4/3/2012)
- Nhận biết tiểu đường không khó (25/2/2012)
- Ăn nhiều đường, dễ bị đái tháo đường? (22/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều