Lối sống thay đổi, gia tăng bệnh đái tháo đường
Cập nhật: 10/4/2013 | 11:14:23 AM
Tỷ lệ mắc đái tháo đường 10 năm qua tại nước ta tăng từ 2,7% lên đến 5,7% dân số mắc bệnh đái tháo đường. Trong khi đó trên thế giới, cứ 15 năm thì tỷ lệ mắc đái tháo đường mới tăng gấp đôi. Điều này thực sự đáng báo động. Đây là con số thống kê mới nhất tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 được tổ chức ngày 2/4 tại Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Vinh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh này gia tăng là do sự thay đổi về lối sống, dẫn đến sự thay đổi về dinh dưỡng. Cụ thể là cơ cấu bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein, lipid ngày càng chiếm ưu thế; rau xanh và khoáng chất ngày càng ít. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người có lối sống tĩnh, ít hoạt động thể lực do sử dụng các phương tiện cơ giới thay cho việc hoạt động thể lực trong sinh hoạt và công việc. Sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng mất cân đối và ít hoạt động thể lực là nguyên nhân dẫn đến một loạt các yếu tố bệnh sinh của đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa.
Trên thực tế, kiến thức cơ bản của người dân về bệnh đái tháo đường vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chỉ có 0,5% người dân có kiến thức tốt, hơn 75% có rất ít kiến thức về bệnh. Nhiều người thậm chí không biết mình mắc bệnh hoặc chỉ tình cờ biết khi điều trị bệnh khác. Điều đó dẫn đến phần lớn bệnh nhân thường đi khám và điều trị bệnh khi đã muộn, có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim, đột quy, tổn thương thần kinh ngoại vi, mắt, thận… và có thể tử vong.
Trong thời gian tới, Dự án phòng chống bệnh đái đường quốc gia tiếp tục tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để quản lý điều trị phòng ngừa biến chứng. Chủ động sàng lọc để giảm thiểu những nguy cơ mắc mới cũng như điều trị kịp thời cho những người tiền đái tháo đường hay đã mắc đái tháo đường. Đồng thời nâng cao chất lượng can thiệp, tư vấn cho những đối tượng có nguy cơ cao, đảm bảo 80% các đối tượng sau tư vấn thay đổi lối sống. Tăng cường công tác truyền thông cũng là một trong những hoạt động trong tâm của Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia nhằm cung ấp kiến thức và nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh đái tháo đường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Trầm cảm và đái tháo đường (9/4/2013)
- Vitamin D làm giảm nguy cơ tiểu đường ở trẻ béo phì (4/4/2013)
- Biến chứng xương khớp ở bệnh nhân đái tháo đường (1/4/2013)
- Giày cho người bệnh đái tháo đường (1/4/2013)
- Những người nên đi xét nghiệm tiểu đường (29/3/2013)
- Trẻ dễ bị tiểu đường nếu cho ăn sớm (26/3/2013)
- Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường (25/3/2013)
- Răng có liên quan tới bệnh tim và tiểu đường (24/3/2013)
- Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (14/3/2013)
- Hướng mới điều trị đái tháo đường týp1 (13/3/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều