Những người nên đi xét nghiệm tiểu đường
Cập nhật: 29/3/2013 | 9:10:11 PM
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường hiện có gần 5 triệu người, trong đó có tới 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.
Với tỉ lệ tăng từ 8-10% mỗi năm, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới. Việc kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện bệnh là điều cần thiết đối với mỗi người.
Tiểu đường thường không hề thể hiện triệu chứng ra bên ngoài |
Đường trong máu được coi như một chất độc hại cho cơ thể nhưng hầu như không ai có thể cảm nhận được nó tăng lên như thế nào. Có những người mắc tiểu đường loại 2, khi lượng đường máu chạm tới ngưỡng nguy hiểm, sẽ gặp phải những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, sụt cân, mắt mờ. Khi lượng đường máu tăng quá cao, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người mắc bệnh mà không có bất kì triệu chứng nào. Vậy nên, phòng còn hơn chống, tốt nhất là đừng để thấy cơ thể có vấn đề rồi mới đi kiểm tra sức khỏe.
Kiểm tra tiểu đường rất đơn giản
Có rất nhiều cách để kiểm tra xem bạn có mắc tiểu đường hay không, phần lớn những cách này chỉ yêu cầu thử máu đơn giản.
Phát hiện bệnh sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn
Những người có biểu hiện tiền tiểu đường có thể trì hoãn hoặc phòng ngừa mắc bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống. Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao (tới mức có thể gây hại cho cơ thể) tuy nhiên chưa cao đến mức để được kết luận mắc tiểu đường loại 2. Loại bệnh này rất phổ biến, cứ 3 nam giới là có 1 người mắc bệnh. Tuy nguy hiểm nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, vận động nhiều hơn là có thể giảm nguy cơ tiền tiểu đường biến chứng thành tiểu đường.
Có rất nhiều cách để giữ gìn sức khỏe
Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện bị nhiễm tiểu đường loại 2, đừng quá hoảng loạn. Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại thuốc mới cũng như khoa học đã nghiên cứu không ít các cách có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm được lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường thường có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc và tập thói quen sống lành mạnh. Với những người nhiễm tiểu đường loại 1, cần dùng insulin liên tục, tiểu đường loại 2 thì không cần như vậy. Bằng các chế độ ăn uống hợp lý, tập thể thao và dùng thuốc, chỉ cần kiểm soát được lượng đường trong máu là có thể giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
(Nguồn: giadinh.net)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Trẻ dễ bị tiểu đường nếu cho ăn sớm (26/3/2013)
- Thức uống cho bệnh nhân tiểu đường (25/3/2013)
- Răng có liên quan tới bệnh tim và tiểu đường (24/3/2013)
- Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (14/3/2013)
- Hướng mới điều trị đái tháo đường týp1 (13/3/2013)
- Mang thai to Coi chừng bị tiểu đường (11/3/2013)
- Phòng bệnh đái tháo đường: Đừng ngồi nhiều! (7/3/2013)
- Ngô rất có lợi cho người tiểu đường (5/3/2013)
- Triệu chứng tiểu đường và cách phòng ngừa (2/3/2013)
- Điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi Không chỉ kiểm soát đường máu đơn thuần (20/2/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều