Người có bệnh đái tháo đường thường biểu hiện như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, cơ thể hay uể oải, mệt mỏi..., xét nghiệm thì cho thấy lượng đường trong máu cao, trong nước tiểu cũng hiện diện đường (gọi là đường niệu).
Nhiệt độ cao và sức nóng của mùa hè có thể gây tổn hại cho bất cứ ai, nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường thì cần thận trọng gấp hai lần so với những người không bị bệnh.
Công trình nghiên cứu của TS. Suzanne Craft thuộc Trường đại học y khoa Seatle, Hoa Kỳ, cho thấy: chỉ cần bơm vào mũi mỗi ngày 2 liều insulin trong 4 tháng đã cải thiện tình trạng trí nhớ của 74 bệnh nhân bị bệnh Alzheimer.
Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?
Các chuyên gia cảnh báo rằng trẻ 7 tuổi cũng được chẩn đoán bệnh tiểu đường týp 2 - căn bệnh thường liên quan tới người trung niên và người già, vì gia tăng lối sống không lành mạnh.
Chuyên trang Khỏe & Vui có nhận được email của bạn đọc Nguyễn Quốc Trọng (Kiên Giang) hỏi về thông tin đã được một số báo đăng liên quan đến nghiên cứu của nhóm nhà khoa học ở đại học Harvard, thực hiện trên 200.000 người Mỹ và kết luận những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 cao hơn 17% so với những người ăn chưa tới một phần – tức khoảng một chén cơm – trong một tháng.
Tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm, thậm chí còn tăng, trong khi kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị căn bệnh chuyển hóa này đã được cải thiện rất nhiều. Tại sao điều nghịch lý này trong điều trị bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục tồn tại?
Mỗi ngày ăn nho ba lần sẽ giúp giảm đường huyết đáng kể. Một nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Xơ vữa động mạch và chuyển hóa Louisville (L-MARC), bang Kentucky (Mỹ), đã báo cáo như vậy tại Hội nghị khoa học lần thứ 72 của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ.