12 loại rau quả bị cho là bẩn nhất năm 2016, trong đó có rất nhiều món mà người Việt ưa thích
Cập nhật: 22/10/2016 | 4:36:45 PM
Top 12 bị đánh giá có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất, đáng ngại thay, lại là những loại rau quả vốn tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích.
Environment Working Group (EWG) là tổ chức hoạt động vì môi trường quốc tế của Mỹ. Mỗi năm, tổ chức này lại đưa ra đánh giá về những loại rau trái bẩn nhất và sạch nhất - dựa trên tiêu chí về dư lượng thuốc trừ sâu, tuy vị trí đầu bảng bẩn nhất năm nay đã có sự thay đổi nhưng sự lo ngại không vì thế giảm bớt bởi trong top đầu vẫn là nhiều loại rau quả vốn rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích.
Đầu bảng danh sách năm nay là dâu tây, với 98% mẫu kiểm nghiệm bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, từ nhiều loại thuốc khác nhau - có những loại nhìn chung vô hại nhưng cũng có những loại liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư, gây vấn đề thần kinh, rối loạn hormone, tác động xấu đến sự phát triển và sinh sản... Nguyên nhân của việc lạm dụng hóa chất này là để kéo dài mùa vụ cho loại quả được nhiều người yêu thích.
Các nghiên cứu mới đây về thuốc trừ sâu dùng cho một số loại rau quả, bao gồm cả dâu tây, thấy rằng trẻ nhỏ tiếp xúc với lượng cao sẽ bị tăng nguy cơ tăng động giảm chú ý (ADHD) và suy giảm trí tuệ. Nghiên cứu cũng cho biết lượng thuốc trừ sâu trong cơ thể học sinh tiểu học cao nhất vào mùa hè, khi chúng được tiếp xúc với các sản phẩm tươi nhiều nhất, nhưng chỉ sau năm ngày sử dụng thực phẩm sạch thì về cơ bản sẽ trở lại trạng thái sạch thuốc.
Ngoài dâu tây, các loại thực phẩm khác bị cảnh báo trong danh sách của EWG năm nay còn có:
- Táo
- Quả xuân đào
- Đào
- Cần tây
- Nho
- Cherry
- Rau bina
- Cà chua
- Ớt chuông
- Cà chua bi
- Dưa chuột
Ngược lại, những loại thực phẩm an toàn nhất mà chúng ta có thể yên tâm hơn hẳn khi sử dụng là: quả bơ, bắp ngô, dứa, bắp cải, đậu ngọt, hành tây, măng tây, xoài, đu đủ, kiwi, cà tím, dưa mật, bưởi, dưa vàng, súp lơ.
Trái cây, rau tươi thật sự rất quan trọng với sức khỏe con người, và luôn là phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng thường ngày. Nhưng khi sử dụng, hãy lưu ý:
- Chọn lựa nơi cung cấp uy tín, chất lượng bảo đảm;
- Nên ăn mùa nào thức ấy, ưu tiên rau quả tươi từ các nguồn cung cấp địa phương hơn những món nông sản ở xa, đòi hỏi nhiều thời gian vận chuyển và trải qua nhiều công đoạn xử lý không tự nhiên;
- Tìm hiểu những cách rửa và sơ chế giúp loại bỏ hiệu quả nhất các chất bẩn, độc hại có thể có trên rau quả;
- Nếu có thể, hãy tham khảo kinh nghiệm tự trồng rau trái theo điều kiện của mình, bạn không chỉ có rau sạch để ăn mà khoảng xanh nho nhỏ trong nhà cũng sẽ đem đến rất nhiều lợi ích quý giá như giúp thư giãn đầu óc, giúp con trẻ yêu thiên nhiên và học hỏi về trách nhiệm...
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- 3 loại thực phẩm không nên hâm lại (17/10/2016)
- Ðối phó với thực phẩm “bẩn” bằng sự hiểu biết (29/9/2016)
- Sử dụng tủ lạnh như thế nào mới đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn? (29/9/2016)
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào cho đúng? (25/9/2016)
- Những dụng cụ nhà bếp hay dùng nhưng cực kỳ nguy hiểm (23/9/2016)
- Mơ hồ “ngưỡng cho phép” chất gây hại (12/9/2016)
- 11 quy tắc thay thế thực phẩm bạn cần từ bỏ ngay hôm nay (9/9/2016)
- Bánh Trung thu và nguy cơ với sức khỏe (31/8/2016)
- 3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn (30/8/2016)
- An toàn thực phẩm mùa bão lũ (23/8/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều