3 loại thực phẩm không nên ăn nhiều
Cập nhật: 26/4/2012 | 8:45:31 PM
Có một số loại rau quả dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại khác mà bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
Nhiều người bị tiêu chảy, ngộ độc và phát bệnh, thậm chí là ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài.
- Quả đậu đỗ: Đây là một loại rau quả khá “khoái khẩu” với mọi người. Đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, đậu đỗ luôn đứng “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất.
Thông thường, cứ 3 hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà nó có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.
- Dưa chuột: Cũng như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải “sống” với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.
Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường. Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên bạn phải hạn chế với loại rau quả này.
- Giá đỗ: Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ.
Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Có thể nhận biết giá đỗ không ủ hoá chất bằng cách quan sát, nếugiá đỗ mập mạp, trắng ngần, dài… là chắc chắn ngâm ủ hoá chất, còn giá đỗ không có hoá chất nhìn ngắn, màu không trắng và rất gầy, ngắn…
3 loại rau quả trên là đặc biệt “nguy hiểm” hơn cả mà người tiêu dùng cần cảnh giác và hạn chế ăn. Những người cẩn thận có thể sử dụng nhiều hơn các loại rau thân củ, quả như: khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, bí đỏ, mướp, cà rốt… bởi một điều chắc chắn là các loại củ, quả này ít độc hơn.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 5 loại thực phẩm nên ăn khi chán nản (23/4/2012)
- Thực phẩm tốt - xấu cho người bệnh ung thư (20/4/2012)
- 4 cách đơn giản tránh ngộ độc thực phẩm (18/4/2012)
- 5 lỗi bảo quản thực phẩm hay mắc (15/4/2012)
- Bí quyết chọn rau an toàn (15/4/2012)
- Mối nguy hiểm từ thực phẩm chế biến sẵn (14/4/2012)
- 8 thực phẩm giải độc tốt nhất mùa hè (12/4/2012)
- 5 thực phẩm làm bệnh dạ dày thêm nặng (11/4/2012)
- Những loại rau quả tốt nhất trong tháng 4 (10/4/2012)
- Tác hại của hoóc-môn tăng trưởng trong thực phẩm (4/4/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều