4 bước phòng bệnh từ thực phẩm
Cập nhật: 23/10/2012 | 8:58:13 AM
Bạn phải sống với nỗi lo mắc phải bệnh tật từ chính những thực phẩm mình ăn hàng ngày. Để giảm những lo lắng này, đừng quên 4 bí quyết phòng bệnh sau đây.
Người tiêu dùng phải làm gì khi biết rằng rất nhiều các loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày có khả năng lây bệnh cho con người? Thay vì hạn chế ăn uống hoặc ăn uống kiêm khem triệt để thì bạn có thể thực hành theo 4 bước đơn giản dưới đây để tránh các bệnh từ thực phẩm.
1. Giữ tay bạn luôn sạch sẽ
Bạn nên rửa sạch tay trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống đặc biệt là sau khi xử lý thực phẩm tươi sống, nhất là thịt gia cầm sống hay cá…
Giữ tay sạch sẽ làm giảm đáng kể khả năng vi khuẩn hoặc vi trùng trong thực phẩm lây lan sang cơ thể và gây bệnh.
2. Bảo quản thực phẩm một cách an toàn
Không nên để thực phẩm sống – chín lẫn lộn hoặc để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt như mặt bàn bếp, bàn ăn… để giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn từ chỗ này sang chỗ kia.
Giữ vệ sinh tay và đồ ăn là điều hết sức cần thiết.
Giữ vệ sinh tay và đồ ăn là điều hết sức cần thiết.
Sau bữa ăn, bạn hãy phân loại thức ăn dư thừa, cho vào hộp riêng biệt và cất vào tủ lạnh. Đối với các loại trái cây và rau xanh, bạn hãy bảo quản chúng bằng cách gói lại và cho vào ngăn riêng biệt. Tránh để tình trạng các thực phẩm trong tủ lạnh của mình sắp xếp lẫn lộn giữa chín và sống.
Ngoài ra, bạn nên rửa sạch các dụng cụ làm bếp (thớt, dao, hoặc các đồ dùng khác) trước khi dùng để chế biến hoặc xử lý các món ăn khác.
3. Nấu thức ăn với nhiệt độ thích hợp
Vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiệt độ 20-67 độ C. Vì vậy. để giảm nguy cơ lây bệnh từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày, bạn phải đảm bảo nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp.
- Gia cầm, bao gồm gà, gà tây, vịt, ngỗng, tất cả nên được nấu đến nhiệt độ an toàn là trên 80 độ C.
- Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê nên được nấu đến nhiệt độ tối thiểu là 68 - 70 độ C.
- Cá và tôm, cua, sò, hến phải được nấu chín đến 70 độ C.
- Thức ăn thừa hâm nóng lại phải đạt 80 độ C.
4. Đừng để thực phẩm ở ngoài quá lâu
Vào mùa hè, thực phẩm được lấy ra khỏi tủ lạnh trong hơn hai giờ sẽ trở thành một “tấm thảm” chào đón các vi vì thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi rất nhanh.
Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian chuẩn bị thức ăn để tránh bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh quá lâu mà chưa được chế biến.
Ngay cả thức ăn chín nếu để ở ngoài quá lâu cũng không tốt vì lúc đó các vi khuẩn cũng tranh thủ xuất hiện và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Lợi ích của thực phẩm đông lạnh (22/10/2012)
- Những sai lầm dễ mắc khi ăn rau củ quả (21/10/2012)
- Có thể liệt do... ăn thịt (21/10/2012)
- Những thực phẩm có hại cho sức khỏe (19/10/2012)
- Kỹ nghệ” ép trái cây chín nhanh (17/10/2012)
- Cảnh báo thực phẩm gây dậy thì sớm ở bé gái (16/10/2012)
- Phân biệt dâu Trung Quốc với dâu Đà Lạt (16/10/2012)
- ”Siêu thực phẩm” chống dị ứng theo mùa (14/10/2012)
- Phụ gia bẩn, trăm người mua vẫn thua một người bán (12/10/2012)
- Những thực phẩm giải độc tốt nhất (10/10/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều