Phụ gia bẩn, trăm người mua vẫn thua một người bán
Cập nhật: 12/10/2012 | 10:12:47 AM
Phụ gia giúp thực phẩm có màu sắc đẹp, mùi vị đặc sắc, ngon miệng hơn. Tuy nhiên, phụ gia thực phẩm lại gây hại cho sức khỏe nếu người dùng mù mờ về nó.
Mua bán phụ gia thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ. Ảnh: Nguyễn Phan |
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm thế giới (Codex), hiện có khoảng 700 loại phụ gia thực phẩm và hơn 2.000 loại hương liệu được phép sử dụng. Riêng Việt Nam cho phép sử dụng 23 nhóm với 337 chất phụ gia thực phẩm (bao gồm cả hương liệu). Con số này là khá ít so với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện còn trôi nổi rất nhiều loại phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng. |
Cần phối hợp liên ngành
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương) cho rằng, không thể có đủ lực lượng cán bộ đi đến từng gian hàng ở chợ để kiểm tra từng miếng thịt, hộp kẹo mà phải có sự chung tay của cả cộng đồng. “Tôi không nghĩ người bán sản phẩm vô lương tâm đến mức dù biết tác hại của phụ gia thực phẩm độc hại nhưng vẫn cố tình sử dụng. Quan trọng là chúng ta phải tuyên truyền cho họ hiểu”, ông Cường nói.
Theo Luật An toàn thực phẩm, ngành y tế được giao chức năng quản lý chất phụ gia thực phẩm, nhưng muốn quản lý được chặt chẽ chất này từ đầu vào (trồng trọt, chăn nuôi) đến đầu ra (chế biến thành thực phẩm) cần có sự phối hợp liên ngành: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Cảnh sát môi trường. Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở KD thực phẩm, Hà Nội đã cấp cho tất cả các xã, phường bộ test thử nhanh để phục vụ mục đích kiểm tra ATVSTP trên địa bàn. Bộ test này có thể phát hiện được bằng định tính chất hàn the, folmaldehyde, giấm, phẩm màu công nghiệp có trong thực phẩm. Những mẫu thực phẩm nghi ngờ sẽ được chuyển đến các labo được cấp phép để kiểm nghiệm lại.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất, KD thực phẩm vì mục tiêu lợi nhuận đã cố tình sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng và chủng loại cho phép, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những thực phẩm giải độc tốt nhất (10/10/2012)
- Ngộ độc củ ấu tàu - Nguy hiểm tới tính mạng (9/10/2012)
- Rau họ cải thực phẩm vàng ngăn ngừa ung thư (8/10/2012)
- Những điều kiêng kỵ khi ăn cua biển (8/10/2012)
- Tự cân bằng nội tiết nhờ thực phẩm (7/10/2012)
- 10 'bí mật' về thực phẩm có thể mẹ chưa biết (5/10/2012)
- Nguy cơ mục xương, ung thư tủy vì thịt heo bị tiêm thuốc an thần (4/10/2012)
- Cách rửa hoa quả đúng để loại bỏ hóa chất (4/10/2012)
- Phương pháp hạn chế các hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả (2/10/2012)
- Dầu ăn tái chế tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư (1/10/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều