Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 15/9/2012 | 10:33:13 AM
Trong và sau mưa lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường, gây nên nhiều dịch bệnh như đau mắt đỏ, bệnh về da, đặc biệt là bệnh đường ruột do nhiễm tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, E.coli... mà vi khuẩn gây bệnh này thường thâm nhiễm qua thực phẩm gây ngộ độc cho người sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Bụng đầy trướng, căng tức, người choáng váng, buồn nôn:Cần làm cho người bệnh nôn ra hết các thức ăn đã bị nhiễm khuẩn để loại chất độc bằng cách lấy khoảng 20 - 30g đậu xanh sống, nghiền mịn, hòa vào nước sôi để nguội cho uống để người bệnh nôn ra hết thức ăn bị nhiễm độc. Hoặc có thể lấy đọt non của lá dong riềng, ngoáy nhẹ vào họng của người bệnh. Biện pháp gây nôn cũng có thể áp dụng cho các trường hợp ăn phải nấm độc và các thực phẩm bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật...
Thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh là một nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. |
Sau khi nôn ra được thức ăn đã nhiễm độc, để giải độc tiếp và phục hồi tân dịch, cần cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh nóng, hoặc ăn cháo nóng với lá tía tô và gừng tươi, vừa có tác dụng giải độc vừa có tác dụng giảm đau đường ruột khi bị co thắt nhiều. Hoặc lấy 20 - 30g đậu xanh, phối hợp với cam thảo, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 12g, sắc uống.
Bụng đầy trướng, đau bụng quằn quại, miệng nôn, trôn tháo: hoắc hương 12g, tía tô, đại phúc bì, trần bì, thương truật, hậu phác, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ chế, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 10 - 12g với nước ấm, ngày uống 2 - 3 lần.
Đau bụng, trướng bụng, lạnh bụng: hậu phác (chích gừng), trần bì mỗi vị 12g; cam thảo, phục linh, nhục đậu khấu, mộc hương, mỗi vị 6g; can khương 4g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 - 3 lần, trước bữa ăn.
Bụng đầy trướng, căng tức, nôn mửa, tiêu chảy: thương truật 32g, hậu phác, trần bì mỗi vị 20g, cam thảo 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 10 - 12g, ngày 2 - 3 lần, trước bữa ăn.
Đau bụng, tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể 12g, rau sam, cây ngũ sắc (cây hoa cứt lợn), mỗi vị 12g, xuyên tâm liên 8g. Sắc uống trước bữa ăn, ngày một thang, chia 2 - 3 lần.
Trị lỵ amip và lỵ trực khuẩn:lá mơ lông hoặc mơ tam thể 80g, cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá đại thanh 30g, hạt cau 16g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g (cạo bỏ vỏ ngoài, thái chéo, sao vàng). Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc lá mơ lông 30g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g, hạt cau khô, vỏ măng cụt, mỗi vị 10g, thổ phục linh, bạch thược, mỗi vị 5g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn.
(Nguồn: Sức khỏe& Đời sống)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mối liên quan giữa thực phẩm và bệnh ung thư (12/9/2012)
- Thận trọng với thực phẩm màu trắng (12/9/2012)
- 5 thực phẩm ăn, uống sống sẽ rất nguy hiểm (10/9/2012)
- Cách chọn phủ tạng gia súc tươi ngon (8/9/2012)
- Mách bạn cách chọn bánh Trung thu an toàn (7/9/2012)
- Ấu trùng sán lá gan thường nằm ở đuôi cá (7/9/2012)
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm (6/9/2012)
- Rùng mình hoa quả ’vĩnh cửu’ kiến không thèm bâu (6/9/2012)
- Để thực phẩm là phương thuốc tốt nhất (6/9/2012)
- Phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm (2/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều