Cách chọn phủ tạng gia súc tươi ngon
Cập nhật: 8/9/2012 | 4:56:25 PM
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì phủ tạng động vật được xếp vào những thực phẩm giàu vitamin A và sắt, rất cần thiết cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể chống thiếu máu thiếu sắt, vitamin A giúp bảo vệ da và thúc đẩy tái tạo mô, đặc biệt là biểu mô mắt. Hàm lượng sắt trong 100g gan lợn là 12mg, gan bò 9mg, gan gà 8,2mg, tim lợn 5,9mg, tim bò 5,4mg, tim gà 5,3mg, bầu dục lợn 8mg, bầu dục bò 7,1mg... Hàm lượng vitamin A trong 100mg gan gà là 6.960mcg, gan lợn 6.000mcg, gan bò 500mcg, bầu dục bò 330mcg, bầu dục lợn 150mcg...
Ảnh minh họa
Cũng như thịt, phủ tạng của gia súc, gia cầm (lợn, trâu, bò, gà, các vật nuôi) dùng làm thực phẩm cần phải tươi ngon, không bệnh. Bằng con mắt cảm quan của người nội trợ thông thái, ta có thể lựa chọn phủ tạng tươi ngon, an toàn với các tiêu chuẩn sau:
Đối với gan: Nhìn gan gia súc, gia cầm có màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt, sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và hết lõm khi rút tay ra. Gan của gia súc bệnh thường có màu gạch non, màu vàng hay màu bạc trắng. Gan của gia súc mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không dùng loại gan này. Gan vật bị bệnh sán lá thường có lác đác một vài con kén sán lá lốm đốm màu trắng. Tốt nhất là không mua loại này.
Đối với tim: Tim vật khỏe mạnh thường có màu sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim. Tim vật bị bệnh có màu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu. Tim vật mắc bệnh tụ huyết trùng, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng màu vàng hoặc sẫm đen. Tim súc vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo màu trắng thì tuyệt đối không ăn.
Đối với bầu dục: Bầu dục gia súc khỏe mạnh có màu đỏ tươi hoặc màu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại. Bầu dục lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu màu đỏ thẫm hay tím nhạt.
Đối với lá lách: Lá lách của gia súc thường dẹt, dài có màu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy xốp, lách lợn màu hơi nâu. Lá lách là một bộ phận cảm ứng dễ dàng với bệnh tật nên khi con vật mắc bệnh truyền nhiễm, lá lách sẽ sưng to, đọng máu, tím bầm. Đặc biệt, lách vật bị bệnh than sẽ tím bầm, nát như bùn, nhiều khi lách to gấp 5 - 6 lần bình thường và đen như than thì tuyệt đối phải hủy bỏ.
Chú ý: Phủ tạng động vật là những thực phẩm giàu đạm nên dễ bị hỏng, do vậy khi mua về cần rửa sạch và chế biến ngay, hoặc cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong ngăn lạnh ở nhiệt độ dưới 5oC dùng trong ngày hoặc đông băng (-18 đến -20oC).
(Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mách bạn cách chọn bánh Trung thu an toàn (7/9/2012)
- Ấu trùng sán lá gan thường nằm ở đuôi cá (7/9/2012)
- Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm (6/9/2012)
- Rùng mình hoa quả ’vĩnh cửu’ kiến không thèm bâu (6/9/2012)
- Để thực phẩm là phương thuốc tốt nhất (6/9/2012)
- Phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm (2/9/2012)
- Lập lờ nguồn gốc trái cây (1/9/2012)
- Mẹo làm giảm tác hại của phẩm màu đến cơ thể (31/8/2012)
- Những sát thủ thực phẩm thầm lặng (31/8/2012)
- Mối nguy hiểm từ thực phẩm ăn sống (30/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều