Mối nguy hiểm từ thực phẩm ăn sống
Cập nhật: 30/8/2012 | 2:47:50 PM
Món ăn sống, chủ yếu là các loại thịt, cá, hải sản được xem là món ngon, đẹp mắt, mùi vị hấp dẫn và trở thành đặc sản trong ẩm thực Việt.
Đối với nhiều người, món ăn sống còn được chế biến cầu kỳ, với mục đích tăng cường sức khỏe nhưng chưa hiểu hết nguy cơ từ thói quen ăn uống này.
Đầu bếp chuyên về món Nhật, chị Phương Trang (Hội Đầu bếp TP.HCM) nói về thói quen ăn lẩu của nhiều người: Khi nước sôi, thực khách cho thực phẩm vào lẩu, sau đó cho rau vào, rau chưa kịp chín hoặc vừa tái là ăn ngay. Khi ấy, người ăn sống, ăn tái, hoặc các cọng rau chưa đủ chín sẽ “lãnh đủ” lượng vi khuẩn có trong nồi lẩu. Nhiều loại ký sinh trùng từ thực phẩm tươi sống chưa bị tiêu diệt khi lẩu chưa được đun sôi kỹ.
Ảnh minh họa
Với món lẩu rau xanh, người dùng có thể bị nhiễm giun sán từ nguồn rau không sạch, hoặc có thể nhiễm khuẩn.
Các món ăn sống theo phong cách Nhật từ cá hồi, hàu sống, bạch tuộc đến các loại tôm, trứng cá hay thịt tươi sống đều đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt về nguồn thực phẩm tươi, vận chuyển và xử lý bằng các phương pháp diệt khuẩn tối ưu, hết mùi hôi tanh và không bị nhiễm khuẩn. Vì thế, các nhà hàng có thể chế biến thức ăn sống đảm bảo quy trình xử lý thực phẩm vệ sinh an toàn và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các quán ăn hay thức ăn hè phố phần lớn thực hiện cách chế biến theo phương pháp thủ công nên thức ăn nhiễm nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm. Thức ăn sống như món tiết canh, gỏi sống hay các món tái từ thịt, thủy hải sản, món nướng, hấp “vỏ chín, ruột tái” đều nguy hại đến sức khỏe người dùng nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo, chế biến không đúng cách.
Các loại thịt thú rừng, thịt heo tái có thể dẫn đến các loại bệnh như nhiễm giun xoắn, giun đầu gai. Các dấu hiệu thường thấy khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, sốt... Các ký sinh trùng từ thực phẩm tươi sống có thể sống cộng sinh và di chuyển khắp nơi trong cơ thể con người. Điều này dẫn đến các nguy cơ gây bệnh cho gan, phổi, dạ dày, hệ thần kinh và cả tim mạch.
Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia là chỉ nên dùng thức ăn sống ở những nơi đã có sự kiểm chứng về chất lượng, dùng thức ăn sống với lượng vừa phải, không nên ăn thường xuyên. Tốt nhất là ăn thực phẩm chín, chế biến kỹ với dụng cụ sạch sẽ, môi trường khô ráo, hợp vệ sinh. Bạn cũng nên uống thuốc tẩy giun sán định kỳ sáu tháng/lần nếu có thói quen dùng đồ sống.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Ẩn họa từ các loại thực phẩm quen thuộc (29/8/2012)
- Những lợi ích sức khỏe từ hải sản (27/8/2012)
- Những thực phẩm là ”sát thủ” thầm lặng (26/8/2012)
- Phụ gia ”bẩn” đầu độc thực phẩm (26/8/2012)
- Mẹo chọn đồ ăn khô ngon (23/8/2012)
- Rau, củ nào không ”dính” thuốc bảo vệ thực vật? (22/8/2012)
- Giải độc cơ thể nhờ thực phẩm (22/8/2012)
- Những thực phẩm không nên ăn buổi tối (21/8/2012)
- Hoá chất trong thực phẩm: “Kẻ sát nhân giấu mặt” (21/8/2012)
- Kỹ xảo làm gạo thơm nhờ ướp hương liệu (20/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều