Cảnh giác với sở thích uống rượu pha
Cập nhật: 26/9/2012 | 8:36:14 PM
Nếu bạn hay uống rượu với nước ngọt, nước tăng lực hay nước trái cây thì nhanh nhanh vào check nhé!
Hiện nay, nhiều bạn thường có sở thích uống chất kích thích chứa cồn pha với nước ngọt, nước tăng lực hay nước trái cây để tăng thêm tính độc đáo và tạo mùi, tạo màu cho đồ uống của mình. Tuy nhiên, ẩn sau ly nước “huyền ảo” đó lại chứa đựng biết bao hiểm họa cho sức khỏe mà bạn không thể lường trước được.
Đau đầu, chóng mặt
Những thức uống này khi pha với rượu sẽ làm cho bạn cảm thấy ngon miệng hơn và đó đồng thời cũng là một hình thức "tiết kiệm" rượu của nhiều quán bar. Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia y tế Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy rằng: khi kết hợp chất chứa cồn với các loại đồ uống ngọt, đặc biệt là nước có ga sẽ khiến sự chuyển hóa chất cồn lên não nhanh hơn (nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt...)
Các bác sĩ trong chương trình làm thử nghiệm trên 100 người thì thấy rằng, những người uống loại rượu pha trộn sẽ phải chịu cơn đau đầu trong thời gian dài gấp 2 so với người khác. Đồng thời, khả năng kiểm soát và phục hồi lại cơ thể sau khi say cũng giảm đi rất nhiều lần.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Khi uống rượu pha với nước có ga, dịch dạ dày sẽ phải tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, lâu dài sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thêm vào đó, đa số những người thực hiện việc pha chế này (hoặc tự pha) thường không nắm được tỉ lệ được cho phép chính xác của việc hòa trộn. Nó có thể khiến loại rượu pha chế này trở thành "liều thuốc độc" công kích thành dạ dày, gây đau đớn tức tì và lâu dài sẽ sinh ra cảm giác biếng ăn, hay đầy hơi.
Hệ thống ruột, tuyến tụy dưới tác động này cũng trở nên xơ hóa, giảm tiết nhiều loại men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều, dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón và dễ mắc bệnh trĩ.
Dễ mắc các bệnh tim mạch
Việc kết hợp rượu và nước tăng lực, nước ngọt sẽ làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp.
Rượu sẽ thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở, khiến dòng máu lưu thông chậm đi nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim. Đồng thời, lượng đường trong nước ngọt, nước tăng lực sẽ khiến huyết áp tăng cao.
Vì vậy, tim sẽ phải làm việc quá tải và dần trở nên kiệt quệ chỉ sau dăm ba cuộc chè chén của bạn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp người uống có tiền sử cao huyết áp hoặc có bệnh tim mạch bị tử vong đột ngột sau uống rượu.
Xơ vữa gan
90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan nên đây là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc uống rượu. Việc kết hợp thêm các nước uống có ga sẽ khiến tế bào gan bị thoái hóa mỡ và hoại tử nhanh chóng, về lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan cùng triệu chứng suy gan và khả năng tái tạo tế bào gan sẽ không còn.
Lời kết
Việc pha chế rượu không đơn giản chỉ là sự trộn lẫn nhiều loại với nhau theo khẩu vị mà... bạn thích. Bất cứ sự kết hợp nào đều cần phải có tính toán cẩn thận về mức độ "khắc - hợp" của các thành phần để đưa ra tỉ lệ đúng đắn nhất. Do đó, bạn phải tuyệt đối không tự mình thực hiện công thức pha chế nào, đặc biệt là sự kết hợp giữa các loại nước tăng lực cùng với rượu.
Tuyệt đối không nên “thi gan” nhau xem ai uống được nhiều hơn vì hệ số oxy hóa rượu mỗi người khác nhau, trọng lượng khác nhau vì mức chuyển hóa rượu cũng khác nhau.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Thực phẩm “xấu” Hại mà không hại (24/9/2012)
- 5 loại thực phẩm không nên dùng nhiều (22/9/2012)
- Mách bạn chiêu tránh hoa quả ’tẩm độc’ (21/9/2012)
- 5 loại bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ lợn sang người (19/9/2012)
- Nguy cơ ngộ độc do nhiễm chéo thực phẩm (19/9/2012)
- Tránh xa rau quả Trung Quốc nhiễm độc (19/9/2012)
- Ngửi thịt sống nhiều dễ bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn (18/9/2012)
- Tiết canh động vật: Ổ virus cực độc gây chết người (18/9/2012)
- Những thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ (17/9/2012)
- Những loại thực phẩm không nên trữ lạnh (16/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều