Nguy cơ ngộ độc do nhiễm chéo thực phẩm
Cập nhật: 19/9/2012 | 11:16:41 AM
Vi khuẩn và virut rất dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Hầu hết những lúc nào chúng ta không chú ý là lúc chúng ta đã để cho việc nhiễm chéo thực phẩm xảy ra. Kết quả cuối cùng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Thế nào là nhiễm chéo?
Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn và virut được chuyển giao từ một bề mặt bị nhiễm khuẩn đến một bề mặt khác chưa bị nhiễm. Các vi khuẩn và virut có thể truyền từ con người, các bề mặt của các thiết bị nơi làm việc và các loại thực phẩm khác. Ví dụ, nó có thể xảy ra khi vi khuẩn từ bề mặt của thịt sống, gia cầm, rau sống với bụi bẩn nhìn thấy được (chẳng hạn như khoai tây chưa rửa), bị lây nhiễm sang các thực phẩm ăn sẵn, chẳng hạn như xà lách ăn sống, trái cây. Các vi khuẩn trên thực phẩm tươi sống bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín, nhưng chúng sẽ còn lại đối với các thực phẩm ăn sống mà không cần nấu thêm.
Vi khuẩn được chuyển sang như thế nào?
Bảo quản thực phẩm thế nào cho an toàn?
Để bảo quản thực phẩm an toàn, thịt hay cá… phải được lưu trữ trong một hộp cứng ngăn không cho để tiếp xúc với các thực phẩm ăn sẵn hoặc để nước thịt không được nhỏ giọt vào thực phẩm khác. Các thực phẩm ăn sẵn khác cần phải được bọc cẩn thận khi để trong tủ lạnh để giảm thiểu nguy cơ rủi ro bị nhiễm chéo.
Chọn loại thớt nào để tránh nhiễm chéo?
Bạn có thể chọn bất kỳ loại thớt nào như gỗ, nhựa hay thủy tinh miễn là chúng được giữ thực sự sạch sẽ và trong tình trạng tốt. Thớt bằng gỗ thì thường có thớ và những lỗ nhỏ li ti nên hãy chọn thớt bằng nhựa và thủy tinh để sử dụng thái thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống.
Cần có 2 loại thớt dành riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín. Khi sử dụng xong cần được rửa sạch bằng nước nóng và nước rửa bát sau khi dùng cho các thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại thớt nào thì chúng ta cũng nên thay thớt khi thấy trên bề mặt của thớt đã có nhiều vết xước bởi vì vi khuẩn có thể mắc trong các kẽ xước đó và lây truyền sang các thực phẩm khác.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tránh xa rau quả Trung Quốc nhiễm độc (19/9/2012)
- Ngửi thịt sống nhiều dễ bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn (18/9/2012)
- Tiết canh động vật: Ổ virus cực độc gây chết người (18/9/2012)
- Những thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ (17/9/2012)
- Những loại thực phẩm không nên trữ lạnh (16/9/2012)
- Sử dụng dầu chiên lại có nguy cơ bị ung thư (15/9/2012)
- Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm (15/9/2012)
- Mối liên quan giữa thực phẩm và bệnh ung thư (12/9/2012)
- Thận trọng với thực phẩm màu trắng (12/9/2012)
- 5 thực phẩm ăn, uống sống sẽ rất nguy hiểm (10/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều