Những cách ăn uống gây bệnh tật
Cập nhật: 13/3/2014 | 10:48:46 AM
Việc ăn uống hợp lý có thể chữa được bệnh tật, ngược lại ăn uống không khoa học, không hợp lý là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh mãn tính.
Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ăn uống kém, không hợp lý làm giảm sức chống bệnh của cơ thể. Những trẻ suy dinh dưỡng dễ bị sốt, bị ho, bị viêm phổi và nhiều bệnh khác, khi mắc bệnh lại thường nặng hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Vậy, thế nào là ăn uống hợp lý? Các chuyên gia chỉ ra rằng, biết phân phối dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn hàng ngày mới là ăn uống hợp lý. Kết cấu bữa ăn là nói tới số lượng các loại thức ăn, tỉ trọng của chúng trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay, kết cấu bữa ăn của các nước trên thế giới có thể chia thành 2 loại hình:
- Ăn nhiều thịt, ít rau: Bữa ăn ít rau, nhiều thịt mặc dù có chất lượng tốt nhưng cũng có một số trường hợp quá thừa chất. Thường thì năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều protein, chất xơ thấp là yếu tố nguy hiểm dẫn đến các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường, ung thư.
- Ăn nhiều rau, ít thịt: Bữa ăn nhiều rau, ít thịt, chất lượng bữa ăn sẽ kém. Lượng chất béo và protein thấp là nguyên nhân quan trọng gây phát sinh các bệnh về thiếu dinh dưỡng.
Ăn thịt, rau cân bằng: Ăn thịt, rau cân bằng. Trạng thái cân bằng giữa lượng thịt và lượng rau sẽ không dẫn đến dinh dưỡng quá thức, cũng không dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng. Đây là phương pháp ăn uống hoàn hảo có thể đáp ứng nhu cầu về sức khỏe của con người. Bữa ăn hàng ngày cân bằng rau thịt là kết cấu bữa ăn hợp lý.
Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng căn cứ vào kết cấu bữa ăn và tình trạng sức khỏe bệnh tật chung đã vạch ra một phương pháp điều chỉnh kết cấu bữa ăn hàng ngày, đó là : “Ổn định lương thực, bảo đảm rau tươi, tăng thêm lượng sữa, điều chỉnh loại thịt”.
Tăng sữa, điều chỉnh loại thịt: Sữa là nguồn quan trọng cung cấp protein và canxi. Sữa giàu nguyên tố canxi, hơn nữa dễ được cơ thể hấp thụ nên tỉ lệ người sử dụng cao, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Chính vì thế, việc tăng cường lượng sữa hấp thụ vào cơ thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự cân bằng ăn uống.
Hầu hết mọi người đều sử dụng thịt lợn như thức ăn chủ yếu từ thịt. Nếu so sánh thịt lợn với thịt gia cầm, thịt lợn có hàm lượng protein tương đối thấp, hàm lượng chất béo khá cao. Chính vì thế, cần điều chỉnh kết cấu thức ăn lấy thịt gia cầm và cá làm thức ăn chủ yếu.
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, quan điểm duy trì đều đặn thức ăn từ rau trong bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp nâng cao chất lượng bữa ăn mà còn có thể phòng tránh được một số bệnh về thiếu dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng tránh được các căn bệnh mãn tính.
(Nguồn: vtc.vn)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Ổ vi khuẩn, nấm mốc từ... đũa, thớt gỗ (12/3/2014)
- Bạn đã bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh đúng cách? (6/3/2014)
- Đủ bệnh nguy hiểm từ nội tạng động vật (4/3/2014)
- Nhận biết nấm kim châm an toàn (2/3/2014)
- 15 thực phẩm thông dụng dễ nhiễm bẩn nhất (24/2/2014)
- Nuốt mật cá trắm dễ gây viêm thận cấp, tử vong (20/2/2014)
- Xử trí đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm (6/2/2014)
- Những thực phẩm gây ung thư (5/2/2014)
- Mẹo hay giúp uống rượu... lâu say, chóng tỉnh (28/1/2014)
- Chọn bát đĩa gốm sứ dịp Tết: Coi chừng ung thư (27/1/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều