Nỗi ám ảnh vi khuẩn từ tủ lạnh
Cập nhật: 28/12/2014 | 8:42:59 AM
Theo Giáo sư Tom Humphrey của Viện Nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh), ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn. Vậy làm cách nào để vừa có thể dự trữ thực phẩm, vừa ngăn ngừa các vi khuẩn có hại này. Dưới đây là cách xử lý:
Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
Giáo sư Humphrey cho biết, thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh, vì thế đây có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Đối với khuẩn listeria (khuẩn gây ngộ độc nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân tử vong) loại vi khuẩn này thường gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não. Chúng có thể tồn tại trong phô mai mềm, thịt, cá… và có thể phát triển ở nhiệt độ từ 1-4 độ C. Vì vậy, theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4-5 độ C. Bạn cũng đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Để bảo đảm sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất thực phẩm thường cắt giảm hàm lượng chất bảo quản. Cũng bởi thế nên nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì tăng lên. Khi tủ lạnh của bạn đã để đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống và thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh 1 lần với nước nóng và thuốc
khử trùng.
Không đặt thịt ở ngăn trên cùng
Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo. Thịt gà sống thường là “tổ” của vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, đặt thịt gà sống lên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ ra, thấm vào rau và đầu độc bạn khi bạn ăn rau sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Phô mai cũng phải để hộp riêng
Bạn nên bảo quản phô mai trong hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói vì phô mai dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của bạn.
Vi khuẩn từ rau sống
Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Vì thế, bạn nên để cơm vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và bỏ đi sau 3 ngày cất trong tủ lạnh.
(Nguồn: anninhthudo.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- 7 cách đơn giản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm (26/12/2014)
- Những thực phẩm có khả năng gây ung thư (26/12/2014)
- 5 mẹo hay nên làm để tránh ăn nhiều trong những ngày lễ (23/12/2014)
- Dị ứng thực phẩm - Nguy cơ và cách ứng phó (15/12/2014)
- Coi chừng những thực phẩm dễ gây ngộ độc (8/12/2014)
- Mẹo rửa mọi loại rau sạch và đúng cách (28/11/2014)
- Cấp đông thịt gà để tránh ngộ độc thực phẩm (20/11/2014)
- 7 loại thực phẩm dễ gây dị ứng (19/11/2014)
- Khi nào trứng gà gây độc? (19/11/2014)
- Cảnh giác với những loại hải sản chứa độc tố (18/11/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều