Vệ sinh, an toàn thực phẩm: Ngành nông nghiệp tích cực vào cuộc
Cập nhật: 7/6/2016 | 3:18:15 PM
Với quyết tâm cải thiện tình trạng mất ATTP trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực gia tăng giá trị nông sản, ngành Nông nghiệp Quảng Ninh cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATTP. Đồng thời nỗ lực hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện quy trình sản xuất nông sản an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
Cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm tra kho thuốc bảo vệ thực vật của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long (TX Quảng Yên). |
Hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành NN&PTNT đang dần đi vào nền nếp. Đặc biệt, khi vấn đề ATTP đang được dư luận xã hội quan tâm, ngành cũng đã tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, thực hiện tốt công tác giám sát mối nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Qua các đợt thanh, kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP như giấy khám sức khoẻ, giấy xác nhận kiến thức ATTP, hàng hoá mua bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì việc quản lý vẫn còn hết sức khó khăn do tính chất sản xuất manh mún, thời vụ, không có địa điểm cố định. Đơn cử tại TX Quảng Yên, trong tổng số 24 hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì phần lớn các cơ sở chưa đủ hồ sơ, thủ tục đầy đủ. Việc bố trí địa điểm kinh doanh thuốc BVTV gắn với nhà ở, sắp xếp và bố trí các sản phẩm, biển hiệu, nhãn hiệu chỉ dẫn ở các cơ sở nhỏ lẻ đều chưa đạt yêu cầu. 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, không đảm bảo các điều kiện về địa điểm, xử lý chất thải cũng như quy trình giết mổ. Việc triển khai thực hiện Thông tư 51 của Bộ NN&PTNT về điều kiện đảm bảo ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ còn chậm. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Tháng hành động vì ATTP năm 2016, ngành nông nghiệp tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của tỉnh tăng cường kiểm soát việc lạm dụng hoá chất, phụ gia trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Song song với hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, ngành nông nghiệp cũng thành lập 3 đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành về ATTP tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra về điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh thuốc thú y, thuốc cho thuỷ sản; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng; thanh tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Qua thanh, kiểm tra đã tiến hành xử lý vi phạm đối với 14 cơ sở và kiểm tra, đánh giá xếp loại B đối với 5 cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản. Đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nông nghiệp cũng đã lấy 63 mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP. Trong đó, lấy 54 mẫu nước tiểu lợn kiểm tra nhanh tồn dư chất cấm Salbutamol, 3 mẫu thực phẩm kiểm tra nhanh chỉ tiêu Nitrat, 6 mẫu gửi trung tâm kiểm nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ. Kết quả cho thấy 100% các mẫu đều đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, ngành cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, triển khai chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành chức năng, cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và nhân dân về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt đảm bảo ATTP.
Tháng hành động vì ATTP năm 2016 vừa kết thúc trong tháng 5-2016 vừa qua, hiện toàn tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là quyết tâm của ngành nông nghiệp nói riêng và toàn tỉnh nói chung nhằm giải quyết tận gốc vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, kháng sinh trong chăn nuôi thuỷ sản và tồn dư thuốc BVTV trong trồng trọt. Cùng với đó là hướng người dân, doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông, lâm, thuỷ sản an toàn; từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- 5 lầm tưởng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm (3/6/2016)
- Nếu biết những điều này, liệu bạn còn dám dùng giấy bạc để nướng thực phẩm? (1/6/2016)
- 4 sai lầm trong khi nướng thịt làm tăng nguy cơ ung thư mà bạn dễ mắc phải (31/5/2016)
- Chống thực phẩm bẩn, phải đồng hành với thực phẩm an toàn (30/5/2016)
- 10 chất độc từng bị phát hiện trong thực phẩm (17/5/2016)
- 12 chất phụ gia thực phẩm cực nguy hiểm bạn vẫn vô tư dùng hàng ngày mà không hay biết (16/5/2016)
- Đây là lí do để bạn ngưng đun sôi lại nước đã nấu chín (13/5/2016)
- Phân loại các nhóm chất phụ gia thực phẩm nguy hiểm ai cũng nên đọc để biết (11/5/2016)
- Những ai nên tránh xa với dưa, cà muối? (10/5/2016)
- Thực phẩm bẩn “đe dọa” gan (9/5/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều