Dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi
Cập nhật: 16/12/2020 | 7:55:11 AM
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu của bệnh lao cho đến khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Do đó, sớm nhận biết những triệu chứng mắc bệnh lao phổi trong giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Dấu hiệu bất thường cần nghĩ đến đã mắc lao phổi
Các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và phát triển lây bệnh, làm tổn thương đến phổi, hệ hô hấp gây nguy hiểm cho người bệnh nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách. Khi có triệu chứng bệnh lao phổi điển hình thường gặp dưới đây, mọi người nên đi khám sớm và được điều trị kịp thời:
Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao... Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.
Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.
Điều trị cho bệnh nhân lao phổi. Ảnh: Trần Minh |
Ho ra máu: đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.
Gầy sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS... nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.
Sốt về chiều: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều là dấu hiệu cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh lao.
Đổ mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.
Cơ thể mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công và khi nhiễm vi trùng lao cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí tình trạng mệt mỏi do mắc bệnh lao còn nặng nề hơn.
Lưu ý: Không phải bệnh nhân bị lao đều có tất cả các triệu chứng kể trên, nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Ngoài ra các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác không phải lao. Do vậy để biết một cách chính xác mình có phải mắc lao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.
Khi nghi ngờ mắc lao, sẽ làm những xét nghiệm nào?
Xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao (còn được gọi là xét nghiệm Mantoux), được thực hiện bằng cách tiêm một lượng tuberculin nhỏ và an toàn dưới da ở bên trong cánh tay. Xét nghiệm này có thể cho biết bạn đã bị nhiễm vi trùng lao hay chưa bằng kết quả là dương tính hoặc âm tính.
Xét nghiệm máu hoặc làm thêm xét nghiệm tiêm tuberculin dưới da để giúp diễn dịch kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên.
Chụp Xquang lao phổi để nhận rõ các dấu hiệu của bệnh lao phổi.
Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Cách phòng bệnh lao tốt nhất là tiêm vắc-xin. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ. Không ngủ cùng phòng với người bệnh, nơi đông người...
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao phổi, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn thực sự mắc lao phổi cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là bệnh có thuốc chữa và có thể chữa khỏi, nếu thuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ? (10/12/2020)
- 10 thói quen hại sức khoẻ mà nhiều người vẫn làm hàng ngày (10/12/2020)
- Cần biết: 8 tiêu chí để phòng khám đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 (2/12/2020)
- Chuyên gia: Tiến độ không ảnh hưởng đến độ an toàn của COVID-19 (28/11/2020)
- Virus HPV có thể gây ung thư nhưng cách phòng tránh như phòng các bệnh đường tình dục (28/11/2020)
- 10 nguy cơ sức khỏe khi uống nhiều rượu (14/10/2020)
- 5 bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất (14/10/2020)
- Các thói quen hàng ngày dễ khiến bạn bị điếc (12/10/2020)
- 5 việc tuyệt đối không làm sau 21h để bảo vệ sức khỏe (10/10/2020)
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Khi nào nghi ngờ mắc COVID-19? (6/10/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều