Giun sán có thể giết người
Cập nhật: 22/9/2011 | 8:36:46 AM
Không cấp tính như nhiều bệnh truyền nhiễm khác nên những bệnh như giun chỉ bạch huyết và giun sán ký sinh… dường như đang bị lãng quên
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trên thế giới có khoảng 120 triệu người ở 81 nước nhiễm bệnh giun chỉ bạch huyết và trên 1 tỉ người đang sống trong vùng có bệnh lưu hành. Đây là một trong những bệnh gây tàn phế nhiều nhất cho người bệnh và cũng là một điển hình về những căn bệnh tưởng như có thể thanh toán từ rất lâu nhưng nay xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp, đe đọa sức khỏe con người.
Khoảng 60 triệu người Việt nhiễm giun
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương, cho biết bệnh giun chỉ bạch huyết phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh và gây ra những biến chứng nặng nề như phù toàn thể, phù “chân voi” hoặc cơ quan sinh dục ngoài, âm hộ và vú. Có những bệnh nhân chung sống với bệnh này hơn 30 năm trong hình dáng chân to, chân nhỏ giống chân voi vì không tìm ra căn nguyên của bệnh.
Mầm bệnh trong món ăn khoái khẩu
Theo TS Hùng, giun chỉ bạch huyết có thể sống từ 4-6 năm trong cơ thể người, có khả năng sinh ra hàng triệu ấu trùng lưu hành trong máu. Khi bệnh đã biến chứng sẽ khó có cơ hội chữa khỏi.
Với những căn bệnh có nguyên nhân từ giun sán ký sinh, PGS-TS Nguyễn Văn Đề, bộ môn ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội, cảnh báo: “Nếu không cẩn thận, con người sẽ trở thành “món ăn” của giun sán”. Nhiều món ăn khoái khẩu như gỏi cá, cua nướng, tiết canh, phở bò tái, thịt heo tái, nem chạo, nem chua… chính là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại giun sán khác nhau. Ngay cả rau sống, món không thể thiếu trên bàn nhậu cũng như trong mỗi bữa ăn của nhiều gia đình, cũng là ổ chứa các loại giun sán.
TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, bày tỏ lo ngại trước việc những bệnh tưởng chừng như đã bị xóa sổ nhưng hiện vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa sức khỏe con người; điều kiện kinh tế, tập quán ăn uống, vệ sinh… chưa tốt đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm và đang hạn chế hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh. |
Có nơi tỉ lệ nhiễm đến 90% Theo các chuyên gia y tế, các bệnh do giun sán gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, gây viêm gan, áp xe gan, xơ gan, sỏi tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy, ung thư gan. Bệnh nhân nhiễm nhiều giun sán còn có thể bị thiếu máu dẫn đến suy tim. Giun cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi mật. Tại Việt Nam, bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau ở các vùng miền. Đặc biệt ở nhiều nơi, tỉ lệ nhiễm lên đến 90%. Uớc tính có khoảng 67 triệu người ở 53/63 tỉnh, thành sống trong vùng dịch tễ của bệnh. |
---|
(Nguồn: Theo nld)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- 12 bộ phận cơ thể quyết định sức khỏe của bạn (21/9/2011)
- Phụ nữ uống rượu vừa phải có sức khỏe tốt khi già (19/9/2011)
- Những điều nên biết về bệnh chuột rút (19/9/2011)
- Thời tiết thay đổi: Dễ mắc bệnh cảm cúm (17/9/2011)
- 10 lợi ích cho sức khỏe của sữa chua (17/9/2011)
- Bốn cách tăng cường hệ miễn dịch (14/9/2011)
- Điện thoại di động liệu có gây ra ung thư não? (14/9/2011)
- Trị sốt xuất huyết bằng dược thảo (12/9/2011)
- Mắc lại sốt xuất huyết, bệnh sẽ nặng hơn lần đầu (12/9/2011)
- Rước họa vì muốn làm đẹp thay đổi vẫn mệnh (11/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều