6 lời khuyên dinh dưỡng cho bé phát triển lành mạnh
Cập nhật: 8/1/2016 | 5:04:11 PM
Không chỉ ở giai đoạn mẫu giáo, ở giai đoạn trẻ học tiểu học, các bà mẹ Nhật cũng có những phương pháp dinh dưỡng nuôi con đáng học hỏi. 6 lời khuyên nuôi con khỏe mạnh, phát triển cân đối của mẹ Nhật dưới đây sẽ rất hữu ích với các mẹ có con ở lứa tuổi 6-12.
1. Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ
Trẻ em Nhật đã quen với các loại thức ăn như thịt, cá, rau, cháo tách riêng chứ không trộn lẫn, nhằm giúp trẻ cảm nhận và phân biệt các loại mùi vị của thức ăn. Đến lứa tuổi tiểu học, trẻ cũng được cha mẹ chuẩn bị cho các hộp cơm từ nhà mang theo tới trường hoặc được nhà trường yêu cầu tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho bữa ăn trưa tại trường. Việc này giúp trẻ hiểu rõ trong khẩu phần ăn của mình có gì, khơi cảm hứng cho trẻ về việc tìm hiểu mùi vị, thành phần món ăn.
2. Khẩu phần ăn ít nhưng đa dạng thực phẩm
Khẩu phần ăn trong một bữa cơm của trẻ khá nhỏ, nhưng lại phong phú và đa dạng về thực phẩm từ màu nâu của thịt, màu vàng của cá, tôm tempura, trứng, màu xanh của rau, đậu nành, màu hồng của những lát gừng ngâm, màu trắng của cơm, đậu phụ… Việc này khiến cho trẻ không nhanh chán các món ăn, luôn có cảm giác ngon miệng, nếm được đa dạng hương vị các món ăn, nạp được đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.
3. Ăn nhiều cá
Do đặc thù về địa lý, người dân Nhật Bản ăn nhiều cá biển hàng ngày trong các bữa ăn. Vì thế, bữa ăn của người Nhật có nhiều DHA, loại dưỡng chất rất quan trọng, giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh, đặc biệt là với trẻ em đang độ tuổi lớn. Ăn nhiều cá biển, trẻ em Nhật cũng rất thông minh và được cung cấp đủ dưỡng chất như canxi để phát triển chiều cao và mangan để nhớ lâu và phát triển các tế bào não.
4. Ít chế biến, giữ nguyên độ tươi và hương vị của thực phẩm
Với trẻ em Nhật Bản, các món ăn cũng được chế biến đơn giản dưới dạng luộc, hấp, nướng… để tránh làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, đồng thời để trẻ dễ hấp thu và tiêu hóa.
5. Ăn đậu nành từ sớm
Đậu nành là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Trong đậu nành có chứa Isoflavones, hoạt chất chống oxy hóa, giúp cơ thể con người phòng chống được nguy cơ một số bệnh ung thư. Điều này giúp người Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư thấp nhất trên thế giới. Trẻ em ở Nhật Bản cũng được hấp thu Isoflavones từ khi còn nằm trong bụng mẹ qua chế độ ăn nhiều đậu nành của các bà bầu.
6. Cân bằng đạm động vật và thực vật
Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, con người nên sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng gồm 70% đạm động vật và 30% đạm thực vật hàng ngày để phòng chống các bệnh tim mạch và nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Người Nhật Bản, đặc biệt là các em bé tiểu học tuân thủ nghiêm túc chế độ này. Đạm thực vật trong bữa ăn của người Nhật đến chủ yếu từ đậu nành và tảo biển, trong đó, đạm đậu nành chứa nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể con người, giúp trẻ hấp thu đạm tốt hơn. Đồng thời đạm đậu nành cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp trẻ phòng chống được các nguy cơ mắc bệnh tim mạch
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 15 thực phẩm phòng ngừa ung thư và tim mạch (4/1/2016)
- Chế độ ăn cho bà mẹ sau sinh (21/12/2015)
- 3 điều cực quan trọng những người giảm cân hiệu quả luôn thuộc lòng (10/12/2015)
- Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng (9/12/2015)
- Mẹo tính khẩu phần ăn cực chuẩn mà đơn giản (5/12/2015)
- Dầu-mỡ và sức khỏe trẻ em (3/12/2015)
- 7 loại dưỡng chất cơ thể thường thiếu (27/11/2015)
- Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ (26/11/2015)
- Các loại thực phẩm không nên ăn khi đói (23/11/2015)
- Ăn chay đúng sách mới hay! (15/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều