Chuyên gia cho biết về sự nguy hiểm khi ăn nhiều đường và cách phòng tránh
Cập nhật: 13/5/2016 | 2:34:08 PM
Đường là một chất khả năng gây nghiện. Khi bạn ăn đường, dù chỉ một chút, cơ thể bạn chắc chắn sẽ muốn ăn nhiều hơn.
Không thể sống thiếu nước ngọt và bánh rán? Và thế là bạn cố gắng chỉ ăn một chút thôi, nhưng thực ra vẫn có khả năng sẽ tiêu thụ quá nhiều. Chế độ ăn uống hiện nay ẩn chứa rất nhiều đường ở những dạng đóng chai, đóng lọ, đồ hộp. Nếu chúng ta trở nên nghiện đồ ngọt, chắc chắn sẽ có xu hướng mua nhiều đồ ngọt hơn.
Dưới đây là những gì chuyên gia sức khỏe Elizabeth Schieffelin (người sáng lập website Lizzy’s All Natural, Kate & Kimi, ) đã nói về sự nguy hiểm của chế độ ăn nhiều đường.
Chế độ ăn uống hiện nay ẩn chứa rất nhiều đường.
Chế độ ăn uống hiện nay ẩn chứa rất nhiều đường.
Hầu hết mọi người chỉ lo lắng về việc đường liên quan đến số đo vòng eo của mình, thực tế nó còn mang lại nhiều nguy hại cho sức khỏe của chúng ta. Tại sao chúng ta cần phải kiểm soát lượng đường tiêu thụ của mình? Đường có thể gây nguy hại gì cho cơ thể?
Đường tinh luyện không có khoáng chất, protein, chất béo và chất xơ. Đơn giản nó là carbohydrate tinh chế. Khi chúng ta ăn sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến. Không lâu sau đó sẽ xảy ra sự sụt giảm lượng đường dẫn đến trạng thái năng lượng thấp, "sương mù não" làm thay đổi tâm trạng và lo lắng. Đường cũng gây ức chế hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân của chứng viêm nhiễm trong cơ thể. Hậu quả là ăn càng nhiều đường gây ra nhiều thương tổn làm chúng ta mắc bệnh.
Đường tinh luyện không có khoáng chất, protein, chất béo và chất xơ.
Đường tinh luyện không có khoáng chất, protein, chất béo và chất xơ.
Làm thế nào để từ bỏ đường từng chút một?
Đường được ẩn ở khắp mọi nơi trong thực phẩm. 3 nơi mà chúng ta thường không để ý đó là:
- Salad trộn.
- Nước sốt và gia vị như đồ nướng, pizza, nước sốt mì ống, nước sốt món xào và sốt cà chua.
- Những món "ít béo" - ngũ cốc, sữa chua, nước tăng lực, nước ngọt... thường thì thực phẩm ít béo thì sẽ có nhiều đường.
Nước sốt và gia vị như đồ nướng, pizza, nước sốt mì ống, nước sốt món xào và sốt cà chua chứa rất nhiều đường.
Một vài lời khuyên để giữ lượng đường ở mức tốt nhất cho cơ thể khỏe mạnh
Ngưỡng tiêu thụ đường trung bình cho cơ thể là 2-4 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Ngưỡng này thường chỉ bằng vài miếng đầu tiên của bữa sáng! Ví dụ,1 thanh kẹo có thể có nhiều hơn 6 muỗng cà phê đường, 1 đồ uống năng lượng có thể chứa hơn 10 muỗng cà phê đường… Ngay cả một quả chuối cũng có đến 3 muỗng cà phê đường!
Hãy thử làm theo quy tắc 80/20: 80% thời gian thoải mái ăn tất cả các loại thực phẩm, chế độ ăn có nguồn gốc thực vật, sau đó ăn uống không đường cẩn thận ở 20% còn lại của chế độ ăn. Bạn có thể tìm đến những thực phẩm tiêu chuẩn hoặc tự làm thay vì mua ngoài hàng khi thèm đồ ngọt. Nếu một ngày xấu trời nào đó, bạn bè của bạn làm bánh bakes và chắc chắn bạn sẽ ăn chúng. Thêm nữa, bạn không đi đến đến các hội chợ đồ ngọt hay bánh kẹo…
Tăng cường ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp bạn cắt giảm đường hiệu quả.
Tăng cường ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp bạn cắt giảm đường hiệu quả.
Hạn chế lượng đường tiêu thụ, thay vì vô tình ăn quá nhiều đường trên các loại ngũ cốc “lành mạnh”, hãy thử latte ngọt, ăn nhẹ bằng trái cây khô và bánh mì trắng. Bỏ qua các loại nước ép táo và cam.
Bạn không cần phải từ bỏ đường một cách đột ngột và thề rằng không bao giờ động tới nó, hãy làm từ từ, từng chút từng chút một để đạt hiệu quả cao nhé!
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Đồ ăn cần hạn chế trong mùa hè để không bị nhiệt miệng, nổi mụn (12/5/2016)
- Điều chỉnh ngay thời điểm ăn uống chuẩn nhất để ăn tránh rước bệnh vào thân (23/4/2016)
- Những dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng (21/4/2016)
- Trẻ nào cần được bổ sung vitamin? (20/4/2016)
- Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng! (15/4/2016)
- Nên lựa chọn những loại rau nào để an toàn cho sức khỏe? (5/4/2016)
- Thực phẩm tăng cường miễn dịch (24/3/2016)
- 4 sai lầm khi chọn gạo và nấu cơm khiến bạn dễ mắc bệnh (22/3/2016)
- 9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng (15/3/2016)
- Các chất quan trọng hay bị thiếu hụt trong dịp Tết (28/1/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều