Trẻ nào cần được bổ sung vitamin?
Cập nhật: 20/4/2016 | 8:18:47 AM
Vitamin là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể. Thông qua thức ăn, đa số trẻ em sẽ nhận đủ các vitamin mà cơ thể cần.
Vitamin là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể. Thông qua thức ăn, đa số trẻ em sẽ nhận đủ các vitamin mà cơ thể cần. Tuy nhiên, những trẻ sinh non hay có vấn đề về sức khỏe cần phải được bổ sung vitamin hàng ngày.
Các chuyên gia tin rằng việc bổ sung vitamin sẽ không gây hại cho con bạn, miễn là lượng vitamin bổ sung không vượt quá mức kiến nghị hàng ngày. Một số trẻ thật sự có nhu cầu về vitamin, đặc biệt với những bé có vấn đề về sức khỏe. Tình trạng này phổ biến hơn đối với những trẻ sinh non, biếng ăn.
Lựa chọn thực phẩm đa dạng để bổ sung đầy đủ vitamin cho sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ:
Vitamin A: Có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đối với mắt, vitamin A không thể thiếu trong việc đảm bảo thị giác cho trẻ. Đối với các mô, vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như bệnh trứng cá.
Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hóa bị rối loạn. Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của trẻ. Ngoài ra, vitamin A còn có vai trò trong việc chống lão hóa và chống ung thư.
Để cung cấp cho trẻ nhiều vitamin A, bà mẹ nên tìm trong các nguồn tự nhiên, chẳng hạn như chất béo tăng cường, tất cả các loại sản phẩm từ sữa, cà rốt, khoai lang, xoài và rau củ có màu xanh đậm.
Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của trẻ, tham gia vào thành phần cần thiết cho quá trình hô hấp: đồng hóa đường, kích thích một số men tham gia quá trình đồng hóa thức ăn, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ, cân bằng dinh dưỡng và cảm thụ ánh sáng của mắt. Các vitamin nhóm B bao gồm: vitamin B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B9, B12. Bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ bằng các thức ăn sản phẩm từ thịt, cá, sữa, súp lơ, nấm, dâu, bắp, đậu, hải sản,...
Vitamin C là một chất chống ôxy hóa tốt, tham gia nhiều hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có vai trò kìm hãm sự lão hóa của tế bào, kích thích sự bảo vệ các mô, kích thích nhanh sự liền sẹo, ngăn ngừa ung thư, tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, chống lại chứng thiếu máu,... Bạn có thể dễ dàng cung cấp đủ vitamin C cho con bạn qua chế độ ăn uống bằng cách cho trẻ ăn nhiều cam, dâu tây, cà chua, cải xanh,...
Vitamin D: Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Ở người, có 7 dehydro-cholesterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho colecanxiferon. Nguồn cung cấp tốt nhất là ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, chỉ nên cho con tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm. Các nguồn cung cấp nhiều vitamin D khác cho trẻ bao gồm cá và trứng. Một số ngũ cốc cũng có thể cung cấp cho trẻ nhiều vitamin D. Sau khi cai sữa, trẻ cần bổ sung từ 7 - 8,5 microgram mỗi ngày.
Vitamin E là một chất chống ôxy hóa tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể. Vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hóa, kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư, làm giảm các cholesterol xấu và làm tăng sự tuần hoàn máu nên giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào.
Bạn có thể bổ sung cho vitamin E cho trẻ bằng các loại dầu thực vật, trong đậu, vừng cũng như trong một số rau như: rau dền, su hào. Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong các hạt ngũ cốc, lúa mì, ngô, giá đỗ, dầu lạc, rau xanh, gan, mỡ, bơ, lòng đỏ trứng,...
Cảnh giác với nguy cơ bổ sung thừa vitamin cho trẻ
Khi muốn bổ sung bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ để tránh dùng thừa sẽ gây hại. Ví dụ: Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, sung huyết ở da và các niêm mạc, chảy máu và thiếu máu. Có một số lượng bệnh nhân không chịu được vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tĩnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây mê. Vitamin C tuy ít tích lũy nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận, hoặc bệnh gout, giảm độ bền của hồng cầu. Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích lũy thuốc, làm tăng canxi trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đi tiểu ra protein, canxi hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.
Vitamin E khi dùng liều cao trên 3.000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vong.
Các nhà sản xuất thường tạo ra các loại vitamin trông giống như kẹo và cũng ngọt như kẹo. Điều này là tốt khi bạn muốn bổ sung vitamin cho trẻ nhưng sẽ không tốt nếu trẻ thực sự cho rằng đó là kẹo và muốn ăn thật nhiều. Một số vitamin có thể gây chết người nếu trẻ dùng quá nhiều. Để tránh những trường hợp này, các bậc cha mẹ nên để vitamin xa tầm với của trẻ. Bạn không nên gọi những viên vitamin này là kẹo và cho trẻ biết rằng mỗi lần trẻ chỉ được uống một viên do chính bạn cho trẻ uống. Nếu nghi ngờ trẻ đã uống quá liều vitamin, bạn nên đưa con đi khám ngay tại các cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Ăn mặn, ăn chay đâu hay bằng ăn đúng! (15/4/2016)
- Nên lựa chọn những loại rau nào để an toàn cho sức khỏe? (5/4/2016)
- Thực phẩm tăng cường miễn dịch (24/3/2016)
- 4 sai lầm khi chọn gạo và nấu cơm khiến bạn dễ mắc bệnh (22/3/2016)
- 9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng (15/3/2016)
- Các chất quan trọng hay bị thiếu hụt trong dịp Tết (28/1/2016)
- Dấu hiệu cơ thể hiếu hụt chất dinh dưỡng (22/1/2016)
- Ăn sáng thật nhiều bù cho cả ngày - sai lầm tai hại (17/1/2016)
- 6 lời khuyên dinh dưỡng cho bé phát triển lành mạnh (8/1/2016)
- 15 thực phẩm phòng ngừa ung thư và tim mạch (4/1/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều