Dấu hiệu cơ thể hiếu hụt chất dinh dưỡng
Cập nhật: 22/1/2016 | 1:09:49 PM
Khi thiếu dinh dưỡng, các bộ phận sẽ gửi tín hiệu cảnh báo. Chịu khó lắng nghe cơ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận biết mình cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất nào.
1. Nhức đầu, nhức cơ thường xuyên
Khi bạn thường xuyên gặp các triệu chứng nhức đầu, nhức cơ, bị chuột rút, cơ thể bạn đang thiếu magie – chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ hệ thần kinh. Chế độ ăn thiếu kali, canxi, magie dẫn đến hiện tượng chuột rút, nhức cơ thường xuyên. Một số nghiên cứu cho thất, thiếu dinh dưỡng magie khiến bạn có nguy cơ đau nửa đầu, đau cơ cao hơn 41,6%.
2. Da mụn
Theo Dailyhealthpost, kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá.
Vì khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm tăng chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông - nguyên nhân chính gây ra mụn.
3. Tóc khô, gãy
Một cơ thể khỏe toàn diện cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nang tóc khỏe cũng không ngoại lệ. Thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng có thể làm cho tóc khô giòn, rụng nhiều, da nứt nẻ, lưỡi sưng, chán ăn, mệt mỏi… Nguyên nhân của các dấu hiệu này có thể do sử dụng thuốc chống động kinh, kháng sinh trong thời gian dài khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể thiếu hụt protein, axit béo thiết yếu và cácchất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm và sắt có liên quan đến rụng tóc, thưa tóc và mất sắc tố. Sự thiếu hụt các vitamin nhóm b như B5, B6, B1, biotin hay clo cũng có thể là nguyên nhân khiến tóc luôn giòn, dễ gãy và không bóng mượt.
4. Gãy móng tay
Nếu móng tay sần sùi, dễ gãy, có đốm trắng thì bạn có thể đang thiếu chất sắt. Các đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của thiếu hụt chất kẽm. Các đường lằn, đường cong hiển thị dưới móng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Da khô ráp, nứt nẻ
Làn da của bạn bỗng trở lên khô ráp, thâm nám và đồi mồi… là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho bạn luôn tươi trẻ. Thiếu omega -3 dẫn đến hiện tượng tích tụ keratin – lớp protein cứng bảo vệ da khỏi chất độc hại và vi khuẩn, khiến da khô ráp, nứt nẻ, biểu hiện rõ nhất là hiện tượng da mốc, nhiều tế bào chết ở khuỷu tay.
Tê chân tay thường xuyên là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B như B6 và B12, axit folic Ảnh: Dailyhealthpost
6. Tê bàn tay, bàn chân
Thường xuyên bị tê bàn chân, bàn tay là dấu hiệu bạn thiếu các vitamin B như B6 và B12, axit folic. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng trực tiếp các dây thần kinh ngoại biên trong da. Do đó, bạn cần ăn rau xanh nhiều lá như cải bó xôi, ăn trứng, đậu, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu vẫn còn tê hoặc ngứa ran, bạn nên đi khám.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Ăn sáng thật nhiều bù cho cả ngày - sai lầm tai hại (17/1/2016)
- 6 lời khuyên dinh dưỡng cho bé phát triển lành mạnh (8/1/2016)
- 15 thực phẩm phòng ngừa ung thư và tim mạch (4/1/2016)
- Chế độ ăn cho bà mẹ sau sinh (21/12/2015)
- 3 điều cực quan trọng những người giảm cân hiệu quả luôn thuộc lòng (10/12/2015)
- Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng (9/12/2015)
- Mẹo tính khẩu phần ăn cực chuẩn mà đơn giản (5/12/2015)
- Dầu-mỡ và sức khỏe trẻ em (3/12/2015)
- 7 loại dưỡng chất cơ thể thường thiếu (27/11/2015)
- Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ (26/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều