Gia vị "giết người" nhiều nhất thế giới?
Cập nhật: 16/8/2012 | 9:24:38 AM
Muốn cứu sống hàng triệu người mỗi năm phải đưa muối vào diện kiểm soát đặc biệt, các nhà nghiên cứu tuyên bố tại Hội nghị Dinh dưỡng Rio2012.
“Muối – khi được cho vào thực phẩm – là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, và tăng huyết áp là nguyên nhân gây thiệt mạng cho hàng triệu người trên toàn thế giới”, Giáo sư Graham MacGregor của Đại học Queen Mary (Anh) khẳng định. Bằng chứng về tác hại của muối cũng nhiều tương đương với hút thuốc lá, ông cho biết.
Muối, tức sodium chloride, là chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe con người: chúng ta cần khoảng 350 milligram sodium (tương đương với khối lượng của nửa quả nho khô) mỗi ngày để khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều không may là đa số chúng ta lại tiêu thụ trung bình nhiều gấp 10 lần định mức đó.
Phần lớn lượng sodium vào cơ thể là từ thực phẩm chế biến sẵn nhưng người dùng không nhận ra. Một túi khoai tây chiên là thủ phạm hiển nhiên khi chứa tới hơn 250 milligram sodium. Tương tự là một lát bánh mỳ mua ngoài tiệm hay một bát ngũ cốc ăn sáng. Thủ phạm nặng hơn là rau củ đóng hộp, súp đóng hộp và bữa tối đông lạnh, tất cả đều chứa khoảng 1000 milligram sodium.
Tuy nhiên, tệ nhất là các bữa ăn ngoài hàng: cụ thể là fast food có thể chứa tới 2000 milligram sodium cho mỗi bữa.
Việc tiết giảm muối có thể giúp 1,25 triệu người thoát khỏi nguy cơ tử vong vì đột quỵ và gần 3 triệu người khác mất mạng vì các bệnh liên quan đến tim mạch hàng năm, một nghiên cứu trên Tạp chí British Medical Journal năm 2009 cho biết.
Giáo sư MacGregor khuyến cáo rằng, người dùng cần nhận thức được nguy cơ từ muối, loại gia vị mà họ vẫn sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các biện pháp vận động, thậm chí là quy định để ngành công nghiệp thực phẩm phải hạn chế dùng muối trong lúc chế biến.
Mặc dù vậy, các diễn giả tại Rio2012 cũng thừa nhận, trở ngại lớn là bản thân các hãng thực phẩm đều rất chuộng muối. Chúng làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn, khiến người dùng khát nước hơn và nhờ đó sẽ bán kèm được đồ uống. Bản thân người dùng cũng đã bị “hư miệng” nên từ bỏ hẳn muối là rất khó.
(Nguồn: Sức khỏe& Đời sống)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những cái ”bẫy” từ thức ăn (15/8/2012)
- Dư chất sắt dễ gây ung thư (15/8/2012)
- Ăn gì mỗi ngày để đốt cháy mỡ hiệu quả nhất? (15/8/2012)
- Nhiều fructose gây rối loạn chuyển hóa (15/8/2012)
- Dinh dưỡng cho người bị mất ngủ (14/8/2012)
- 2 Loại vitamin ngăn ngừa ung thư hiệu quả (14/8/2012)
- 7 loại thực phẩm tăng năng lượng mà không tăng cân (14/8/2012)
- 3 món ngon dưỡng dạ dày (13/8/2012)
- 7 quy tắc ăn uống khỏe mạnh (12/8/2012)
- Hiểu đúng về chất xơ (11/8/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều