Tiếp năng lượng cho não bộ
Cập nhật: 11/7/2012 | 7:37:33 AM
Việc học hành, ôn bài mùa thi đại học, cao đẳng khiến não bộ các sĩ tử trở nên căng thẳng, mệt mỏi.
Việc học hành, ôn bài mùa thi đại học, cao đẳng khiến não bộ các sĩ tử trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Thực phẩm nào giúp cung cấp năng lượng cho não và tăng cường trí nhớ?
1. Chất béo. Theo ThS. Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipid chính của não. Các phản xạ thần kinh, ghi nhớ... đều có sự tham gia của các chất béo. Nên chọn các chất béo có trong dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, dầu hướng dương... hoặc các loại chất béo trong động vật như dầu cá thu, cá basa, cá tra.
2. Chất đường. Chất đường cung cấp năng lượng cho hoạt động của não. Không giống như protein và chất béo, lượng dự trữ chất đường-bột trong cơ thể rất có hạn. Ví dụ khi vận động cơ thể không cung cấp đủ chất đường-bột sẽ gây ra hiện tượng thiếu năng lượng cho cơ bắp và mệt mỏi. Không những thế, nếu trong thực phẩm ăn uống hàng ngày thiếu ngũ cốc trong thời gian dài còn làm cho hàm lượng đường máu thấp đi, gây ra chóng mặt hoa mắt, tim loạn nhịp, chướng ngại chức năng não…nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do đường máu thấp. Chất đường có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, bánh mì, ngô, khoai lang... các chất trên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng cho hoạt động của não.
3. Chất đạm. Chất đạm (protein): Protein là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và não bộ. Các sỹ tử nên ăn nhiều đạm có trong cá, thịt, trứng, sữa, tôm, cua và các loại thủy sản… Đặc biệt là trứng vì ngoài chất đạm, trứng còn có chứa chất leucithine, vừa có tác dụng giải độc gan, vừa tạo nên chất dẫn truyền thần kinh cetylcholine giúp não hoạt động hiệu quả, nhớ lâu.
4. Các loại vitamin. Vitamin giúp cho não hoạt động tốt như vitamin nhóm B có trong ngũ cốc và các loại đậu, vitamin C có trong trái cây, rau quả, vitamin E có trong đậu phộng, giá sống, trứng, vitamin A có trong cà chua, bí đỏ, đu đủ, các khoáng chất như can xi, kẽm, Iod chứa trong các loại hải sản, tôm, cua...
5. Uống đủ nước. Bình thường mỗi người cần uống khoảng 1,5-2 lít nước/ngày. Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội, nước chè xanh, nước vối… có tác dụng giải khát thanh nhiệt. Đồng thời nên chế biến các loại nước quả để uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng như nước mơ, dứa, dừa, dưa hấu, thanh long, cam, xoài….
6. Tránh ngộ độc thực phẩm. Điều tệ hại nhất với các sỹ tử là bị ngộ độc thức ăn vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có khả năng không có mặt ở phòng thi nếu ngộ độc nặng đến mức phải nhập viện. Vì vậy, bảo đảm vệ sinh khi chế biến thức ăn để tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn đã được nấu chín là ưu tiên hàng đầu của các sỹ tử. Người đứng bếp cần phải thực hiện đầy đủ việc rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến. Thức ăn cần nấu chín kỹ và nên ăn ngay sau khi nấu.
Theo TS Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, trước khi chế biến nên ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách xoong, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 muỗng cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ. Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3-4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi. Khi nấu, tốt nhất là mở vung để loại trừ phần lớn dư lượng hoá chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
Ngoài ba bữa chính (phối hợp đa dạng các loại thực phẩm), các sỹ tử nên ăn thêm vài bữa phụ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
(Nguồn: giadinh.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Thực phẩm giúp da sáng đẹp (10/7/2012)
- Chế độ ăn cho người bận rộn (9/7/2012)
- Tác hại của việc ăn quá nhiều đậu phụ (9/7/2012)
- Ăn uống để chống căng thẳng thần kinh (9/7/2012)
- Công dụng đa năng của nước vo gạo (8/7/2012)
- Thực phẩm bổ máu, dưỡng sắc cho chị em (6/7/2012)
- Món ăn - bài thuốc bổ não (5/7/2012)
- Khi nào nên hạn chế ăn rau? (5/7/2012)
- Ảnh món ăn ngon - Bạn đồng hành của béo phì (4/7/2012)
- Thực phẩm giảm stress tự nhiên (3/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều