Sống khỏe để trường xuân
Cập nhật: 30/3/2014 | 8:04:58 PM
Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Ăn hợp lý
Để “trường thọ”, vấn đề đặt ra là chúng ta nên biết phương pháp ăn uống theo phép dưỡng sinh.
Bữa ăn gia đình có tầm quan trọng đặc biệt. Bữa ăn phải diễn ra trong bầu không khí hào hứng, yên tĩnh, ấm cúng, vui vẻ để giúp thức ăn được tiêu hóa tốt và hấp thu dễ dàng hơn.Tôn trọng giờ ăn và phân phối hợp lý lượng thức ăn cho các bữa. Đối với người Việt Nam: lấy bữa sáng làm bữa ăn chính (6 - 7 giờ) chiếm 30% khẩu phần ăn cả ngày; buổi trưa (11 - 12 giờ) 25% và buổi chiều (17 - 19 giờ) 25%. Một số gia đình thường coi nhẹ bữa ăn sáng, ăn cho xong chuyện, thậm chí không ăn sáng. Đó là sai lầm hết sức tránh. Thực ra bữa ăn sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống quan trọng nhất vì thời gian từ 8 - 10 giờ sáng là lúc làm việc hiệu quả nhất.
Thức ăn phải phong phú, bao gồm cả thực phẩm động vật và thực vật. Với người Việt Nam, tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn lựa thức ăn, miễn sao hợp lý. Nên thay đổi thực đơn liên tục để điều hòa ngũ vị, có đủ chất bổ và chất vi lượng. Thức ăn không được vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nên ăn uống từ tốn, điều độ, chỉ ăn lúc đói và không bao giờ ăn quá no.
Ăn nhiều hoa quả tươi
- Chuối chín là loại quả có hàm lượng đường tự nhiên chiếm 20%, các protein (2,7%), các acid amin cấu tạo protein là arginin, leucin, lysin, methionin, tryptophan, valin. Chuối chín còn có các nguyên tố vi lượng và các vitamin A, B1, B2, B6, C… các acid hữu cơ và các enzyme rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, quả chuối tiêu chín vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.
- Quả dứa có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin, là một enzyme thủy phân protein mạnh nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn giúp tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.
- Đu đủ chín có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có glucid, protein và lipid; có các vitamin A, E, C... Quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu là cryptoxanthin, carotenoid, beta-carotene và cryptoflavine có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.
Thức uống và giấc ngủ
Nên dùng là nước chè xanh (100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi). Uống cả ngày. Uống nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa, thông tiểu nhờ caffein, théophyllin và muối kali. Nước chè tươi có tác dụng giải độc nhờ tanin, tăng cường sinh lực. Uống nước chè tươi pha 3 lát gừng tươi giúp làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh. Chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa. Không nên uống buổi tối vì sẽ bị mất ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ta phải dành ra ít nhất là 1/3 để ngủ. Giấc ngủ liên quan đến một loại hoóc-môn quan trọng của cơ thể là chất melatonin. Từ thập niên 1950, người ta đã biết đến tính an thần của Melatonin và ngày nay nó được nhắc đến rất nhiều như một loại thuốc trường sinh. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng trong não, chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ, khi mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy, chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn. Khi đi ngủ buổi tối, đèn phải tắt hết.
Thư giãn và vận động
Muốn sống khỏe, sống lâu, sống có ích, điều đầu tiên là phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan và yêu đời. Nên thường xuyên đi chơi ở vùng quê, vùng biển, nơi có không khí trong lành; thăm nom con cháu, người thân, bạn bè; nghe nhạc, xem phim, thư giãn; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh... Chú ý vận động thường xuyên, tránh trì trệ, thụ động. Đi bộ bước đều, hai tay đánh mạnh, thở ra, mỗi buổi sáng đi 45 phút. Tập tại chỗ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền...) trong 15 phút, đều đặn 5 - 6 ngày trong tuần.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi (24/3/2014)
- Một số bệnh gây ho mùa lạnh (23/3/2014)
- Bí quyết sống lâu của người phụ nữ cao tuổi nhất thế giới (11/3/2014)
- Tắc động mạch ngoại biên: Âm thầm nhưng nguy hiểm (10/3/2014)
- Ngừa đau khớp xương lúc về già (4/3/2014)
- Nỗi cô đơn làm gia tăng nguy cơ tử vong (21/2/2014)
- Các món ăn chống táo bón ở người già (9/2/2014)
- Bệnh dễ mắc khi trời giá lạnh (22/1/2014)
- Người già cẩn trọng bệnh viêm phổi mùa lạnh (21/1/2014)
- Các nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi (15/1/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều