Bảo vệ trẻ trong nắng hè
Cập nhật: 2/6/2017 | 2:17:22 PM
Từ tháng 6, gia đình thường cho con cháu đi nghỉ hè, mùa nhiều nắng nóng. Nhiều người không biết một vết bỏng nắng nặng từ thời ấu thơ có thể làm gia tăng tai biến ung thư da ở tuổi trưởng thành.
Sau đây là 6 điều các bậc cha mẹ cần quan tâm thực hiện để bảo vệ sức khỏe bé dưới nắng hè.
1. Trước khi đi: chuẩn bị làn da
Hai tuần trước khi đi biển, cho bé dùng vitamin A, vitamin E, 2 - 3 viên mỗi ngày tùy theo tuổi để bảo vệ sâu cho làn da. Chúng giúp chống lại tình trạng say nắng, say nóng và dị ứng nhờ gia tăng sự thành lập mélanine.
Nên bôi kem chống nắng cho trẻ 15 - 30 phút trước khi tắm.
2. Tránh phơi nắng vào giờ quá nóng
Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên để bé phơi nắng vì làn da bé rất mỏng, dễ hấp thu ánh sáng và chưa sẵn sàng để làm cho các mélanocyte (tác nhân giúp da chống lại tác hại của tia cực tím) họat động.
Trên 3 tuổi: tránh phơi nắng trong khỏang 11 - 15g, chỉ nên phơi trước và sau giờ cao điểm trên để hưởng lợi ích bồi dưỡng từ ánh nắng mặt trời.
3. Chọn kem chống nắng
Chọn kem chống nắng theo các chỉ số như:
- Chỉ số chống nắng từ 40 - 50 nếu bé có làn da quá nhạy cảm hoặc đi du lịch biển ở vùng nhiệt đới.
- Chỉ số thông thường là 20 - 30 để được bảo vệ mạnh và cho phép da bé làm quen từ từ với tác động của ánh nắng.
- Tiếp tục sử dụng kem chống nắng có chỉ số 10 - 15 trong những ngày ít nắnghoặc bé đã rám nắng.
4. Sử dụng đúng cách kem chống nắng
Không nên đợi ra tới biển mới bôi kem chống nắng mà nên bôi trước 15 - 30 phút trước khi tắm mình dưới nắng biển. Cần chú ý đến những vùng đặc biệt nhạy cảm như mũi, tai, gáy, bắp chân và phía trên bàn chân. Chỉ số bảo vệ da của kem được tính 2mg kem/cm2 da, tức khoảng 1/4 týp kem cho mỗi lần dùng. Việc bảo vệ có hiệu lực khoảng 2 giờ vì thế cần bôi tiếp sau mỗi 2 giờ nhất là khi bé ngâm mình lâu dưới nước.
5. Các vật dụng không thể thiếu
Ngoài kem bảo vệ nắng, cần có áo tắm màu sậm cho bé tương đương với chỉ số chống nắng 10, mũ đội có vành khoảng 5cm để bảo vệ không những cho đầu mà còn cho mắt tránh ánh sáng phản chiếu của ánh nắng từ cát biển. Kiếng mát cho bé chọn loại có khả năng hấp thu một số lượng lớn tia UV. Xin đừng quên mang theo trong xách du lịch mang ra biển các chai nước, cho bé uống đều đặn khoảng 100 - 150 ml nước mỗi nửa giờ.
6. Cẩn thận với các thuốc quang cảm ứng (photosensible)
Trước khi đi du lịch biển, có thể bé đã bị một bệnh nào đó như viêm họng, viêm thanh quản hoặc bị nấm chân… Bé được cho uống các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, một vài loại kháng sinh hoặc kháng nấm… Cần hỏi bác sĩ hay dược sĩ các thuốc đang sử dụng có bị quang cảm ứng không. Nếu đó là các thuốc dễ gây cảm ứng trước ánh nắng chói chang thì không nên cho bé phơi nắng.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Những điều mẹ chưa biết về hệ tiêu hóa của bé (1/6/2017)
- Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ theo từng giai đoạn (29/5/2017)
- Trẻ em sốt: Chớ chủ quan (23/5/2017)
- Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp thế nào? (18/5/2017)
- Phòng ngừa nhiễm giun đường ruột ở trẻ em (18/5/2017)
- Một số loại thuốc không dùng cho trẻ nhỏ (12/5/2017)
- 5 cách đối phó với ban nhiệt ở trẻ vào mùa hè (10/5/2017)
- Nhà tâm lý học kêu gọi: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi iPad (26/4/2017)
- Trẻ ăn sáng thế nào để học tốt? (24/4/2017)
- Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm (23/4/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều