Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh hô hấp nhanh hồi phục không biến chứng
Cập nhật: 11/12/2016 | 9:07:56 AM
Thời tiết mùa đông khô hanh, nóng ban ngày, lạnh giá ban đêm như hiện nay tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho bệnh đường hô hấp gia tăng mạnh. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu là đối tượng dễ bị căn bệnh này tấn công nhất.
Nếu phụ huynh không có cách chăm sóc tốt, từ cảm lạnh thông thường, trẻ có thể bị những biến chứng nặng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, thậm chí suy hô hấp.
Hàng nghìn trẻ phải tới bệnh viện do bệnh hô hấp
Theo thống kê tại bệnh viện Nhi trung ương, mới vào mùa đông nhưng mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ đến khám. Trong đó, bệnh hô hấp lên tới 50%, chủ yếu là viêm đường hô hấp.
Xót xa khi cậu con trai mới 13 tháng tuổi phải nhập viện tới 2 lần trong vòng 1 tháng, chị Lê Thị Bích (Hải Dương) chia sẻ “Ban đầu, cháu chỉ bị sổ mũi, ho húng hắng và sốt nhẹ. Nhưng mấy ngày sau, cháu bắt đầu khò khè, khó thở, em vội đưa con đi Bệnh viện tỉnh Hải Dương. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phế quản phổi nên phải nằm điều trị 10 ngày. Sau khi xuất viện 5 ngày, cháu lại ho sâu, khó thở, phải quay lại viện và lập tức phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vì bệnh trầm trọng hơn, cháu bị suy hô hấp, phải thở ôxy. Đợt điều trị này đến nay đã được 15 ngày...”.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô tại nhà
Mặc dù bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi nhưng khi trẻ có một trong các biểu hiện sốt cao liên tục, mệt nhiều, thở nhanh, khó thở hoặc trẻ ho trên 7 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, không khí ô nhiễm. Ban đêm, nếu đắp chăn quá kỹ trẻ có thể bị ra mồ hôi lưng, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ nên lưu ý để lau lưng hoặc thay áo cho trẻ , tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh vào phổi.
- Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ 3-4 lần/ ngày. Vỗ lưng giúp tống xuất đờm ra ngoài. Có thể làm giảm ho, dịu họng cho trẻ bằng si rô ho thảo dược.
- Duy trì chế độ ăn cân bằng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Dùng thức ăn mềm lỏng, khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên, tốt nhất là nước ấm.
- Cách ly trẻ với người lớn và trẻ em khác đang mắc các bệnh hô hấp, hen suyễn …
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những sai lầm trong chăm sóc trẻ ngày lạnh (10/12/2016)
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ (7/12/2016)
- Bệnh còi xương ở trẻ em (3/12/2016)
- Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh? (30/11/2016)
- Phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh (29/11/2016)
- Đừng lo khi thấy trẻ sơ sinh bị “hao” cân! (25/11/2016)
- Bệnh nhược thị - Cần được phát hiện từ nhỏ (25/11/2016)
- Hãy dừng ngay việc cho con uống thuốc kiểu này nếu không trẻ sẽ gặp hiểm họa khôn lường (22/11/2016)
- Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ? (22/11/2016)
- Cai sữa cho bé như thế nào? (21/11/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều