Cách nhận biết sớm viêm phổi ở trẻ
Cập nhật: 2/10/2012 | 7:28:22 AM
Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, bệnh nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến bệnh viện thì đã rất nặng.
Nguyên nhân gây viêm phổi có thể là do vi khuẩn, virus, đôi khi vì ký sinh trùng, nấm dù hiếm gặp. Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Dưới dây, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chia sẻ một số biểu hiện chính của bệnh viêm phổi ở trẻ:
1. Thở nhanh
Trong tất cả các dấu hiệu lâm sàng thì thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới là: hơn 60 lần trong một phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hơn 50 lần một phút với trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi và hơn 40 lần một phút với trẻ 1-5 tuổi.
Tuy nhiên, đếm nhịp thở cũng gặp khó khăn đối với một số trẻ nhỏ hay sợ, kích thích hoặc quấy khóc. Khi đó nhịp thở có thể tăng lên, vì vậy phải đếm khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong một phút. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi nếu lần đếm thứ nhất nhịp thở 60 lần một phút trở lên thì cần phải đếm lần 2 vì ở tuổi này trẻ thường thở không đều. Nếu vẫn trên 60 lần một phút thì mới coi là thở nhanh.
Trẻ vị bệnh đưòng hô hấp trên nếu không đựoc chữa trị kịp thời sẽ rất dễ biến chứng sang viêm phổi. Ảnh: Dương Ngọc. |
Đây là triệu chứng hay gặp của viêm phổi ở trẻ 1-3 tuổi. Đối với trẻ trên 3 tuổi thì độ nhạy của dấu hiệu thở nhanh lại tương đối thấp. Với trẻ dưới 1 tuổi mà nhịp thở trên 70 lần một phút thì thường là triệu chứng của viêm phổi nặng.
2. Rút lõm lồng ngực
Đây là biểu hiện của viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Trẻ dưới 2 tháng tuổi, chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị phân loại vì lồng ngực ở trẻ còn mềm, khi thở bình thường hơi cũng có thể rút lõm. Trường hợp thấy rõ lõm sâu và dễ nhìn thấy, chắc chắn trẻ bị viêm phổi.
3. Một số dấu hiệu khác
- Sốt cao: Đây là một triệu chứng thường gặp trong viêm phổi ở trẻ.
- Khò khè: Có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do mycoplasma. Bệnh này dễ nhầm với hen nếu không chụp X-quang phổi.
- Các biểu hiện như phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích... có thể thay đổi phụ thuộc và tuổi trẻ và độ nặng của bệnh.
Trẻ có một số biểu hiện như: ho, chảy mũi, thở bằng miệng, sốt, không có các dấu hiệu như: thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên..., nhiều khả năng không bị viêm phổi mà chỉ ho cảm thông thường. Một số có thể khò khè. Các bé này thường do virus, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng, bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mẹ đã biết cách cho bé uống nước hợp lý? (1/10/2012)
- Viêm gan siêu vi B: dự phòng sớm để bảo vệ trẻ! (1/10/2012)
- Phòng ngừa bệnh tim không tím ở trẻ sơ sinh (30/9/2012)
- Thói quen xấu làm giảm phát triển trí lực ở trẻ (30/9/2012)
- Bí quyết giúp trẻ năng vận động (29/9/2012)
- “Kháng sinh” tự nhiên cho trẻ (29/9/2012)
- Để bé không bị bắt nạt ở trường (28/9/2012)
- Những sai lầm trong ăn uống của học sinh (28/9/2012)
- Học thêm quá nhiều khiến trẻ tăng nguy cơ bệnh về mắt (27/9/2012)
- Bé nên tránh thực phẩm nào trong những năm đầu đời? (26/9/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều