Men tiêu hóa: Dùng bừa = hại trẻ
Cập nhật: 16/11/2015 | 3:20:31 PM
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên hay đau ốm. Khi bị bệnh, trẻ thường kém ăn nên được cha mẹ cho dùng men tiêu hóa để kích thích ăn ngon hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng men tiêu hóa để lại những hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ ngay từ thuở nằm nôi.
Các chế phẩm vi sinh hỗ trợ tiêu hóa bán trên thị trường hiện nay thường được gọi chung một từ là men tiêu hóa. Khi ra hiệu thuốc mua, mọi người thường nói với nhân viên quầy thuốc: Bán cho tôi gói men tiêu hóa, mà không cần biết loại men ấy dùng có đúng người, đúng bệnh không. Thói quen dùng thuốc tùy tiện và nhân viên quầy thuốc cũng nghe kể bệnh rồi ra chỉ định dùng thuốc như bác sĩ là những nguyên nhân gây ra những nguy hại cho sức khỏe. Trong đó việc cho trẻ nhỏ lạm dụng men tiêu hóa là một lời cảnh báo.
Việc cho trẻ dùng bừa men tiêu hóa khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng nặng hơn. (ảnh minh họa)
Các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa được gọi chung bằng một từ là: men tiêu hóa, thực chất được chia thành hai loại là men tiêu hóa và men vi sinh, có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau. Vì vậy trước khi cho trẻ uống, cần phân biệt rõ hai loại men này và khi nào con cần dùng để phát huy tối đa hiệu quả và tránh hậu quả đáng tiếc.
Để an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, mọi người cần có thói quen chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, dù đó là thuốc chữa bệnh hay chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa, thực phẩm chức năng... vì mọi hoạt chất không phải do cơ thể tiết ra đều có thể gây các phản ứng phụ.
Men vi sinh: Men vi sinh, còn gọi là probiotic (một số loại probiotic phổ biến: khuẩn Bifidobacterium, khuẩn Lactobacillus) - là chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi, được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Men vi sinh được chỉ định với các trường hợp loạn khuẩn ruột, biểu hiện ở chứng đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Men tiêu hóa: Là các loại men (enzym) do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn, ví dụ tuyến nước bọt bài tiết men ptyalin (còn gọi anpha-amylase) có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín thành đường maltoza. Dạ dày bài tiết ra axit clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase. Quan trọng nhất là các men được bài tiết từ tụy tạng. Dịch tụy chứa đầy đủ các men tiêu hóa chất bột, chất đạm, chất béo. Men tiêu hóa tinh bột của tụy cũng là anpha-amylase, có cấu trúc giống men ptyalin của nước bọt nhưng tác dụng mạnh hơn nhiều lần. Men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, arboxypolypeptidase... Đó là những xúc tác sinh học cần thiết cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa thức ăn xảy ra trong cơ thể. Men tiêu hóa chỉ được bác sĩ kê đơn khi xác định trẻ thiếu men tiêu hóa, hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn. Trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng là đối tượng nên dùng để giúp cơ thể hồi phục nhanh.
Việc nhầm lẫn giữa hai loại thuốc trên, hoặc có khi người sử dụng không biết mình đang cho con dùng loại gì, chỉ biết gọi chung là men tiêu hóa, sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa của trẻ không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Không ít trường hợp vì thấy con mệt mỏi, biếng ăn, nhiều người đã tự ý mua men tiêu hóa cho con uống. Con được dùng men trong một thời gian dài mà tình trạng biếng ăn không được cải thiện, tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ nặng thêm. Đưa con đi khám tiêu hóa được bác sĩ giải thích mới té ngửa mình đã vô tình hại con. Bản thân cơ thể con người đều có thể sản xuất đủ men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu cha mẹ cho con uống men tiêu hóa dài ngày sẽ khiến cơ thể lười biếng không sản sinh ra men tiêu hóa, lâu dần sẽ giảm công suất và trở nên trì trệ. Trẻ có nguy cơ cơ thể bé sẽ phải phụ thuộc suốt đời vào men tiêu hóa được uống vào. Chỉ nên cho bé dùng men tiêu hóa 7-10 ngày, nếu dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài sẽ ức chế các tuyến tiết men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu dùng thuốc này như một thói quen, cơ thể thừa men thì tụy sẽ tự động ngừng tiết men tiêu hóa, dẫn đến suy tụy, thiểu năng tuyến tụy, cơ thể không được bảo vệ sẽ dễ nhiễm khuẩn. Điều này giải thích tại sao có người cho con dùng men tiêu hóa trong cả tháng trời mà con ngày càng suy nhược và yếu ớt hơn. Chỉ cho trẻ sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, trẻ mới ốm dậy hoặc mới trải qua phẫu thuật... Đặc biệt cần hạn chế tối đa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dễ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ về sau.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nguyên nhân trẻ khóc đêm (16/11/2015)
- Xử trí khi trẻ chảy máu mũi (15/11/2015)
- Cách xử tri lồng ruột cấp ở trẻ em (12/11/2015)
- Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí (10/11/2015)
- Để trẻ không bị tai nạn do... thuốc (24/10/2015)
- Những điều cần biết về bệnh rối loạn tâm trí ở trẻ (23/10/2015)
- Nguy hại như cho trẻ dùng smartphone và máy tính bảng (23/10/2015)
- Trẻ tiêu chảy cấp, dùng thuốc gì? (23/10/2015)
- Cẩn thận khi cho trẻ đánh răng (22/10/2015)
- Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay (20/10/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều