Những sai lầm cơ bản trong việc điều trị sổ mũi cho trẻ trong mùa đông
Cập nhật: 16/1/2015 | 7:45:56 AM
Mùa đông lạnh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra cho trẻ bị các bệnh về mũi. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết điều trị sổ mũi đúng cách, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Dưới đây là những sai lầm cơ bản khi điều trị sổ mũi cho trẻ mà các mẹ cần biết để tránh.
Tự ý dùng thuốc
Trên thực tế còn nhiều vấn đề không đúng trong điều trị khi trẻ bị sổ mũi. Sai lầm phổ biến nhất là hiện tượng lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc kháng histamin như chlorpheniramine.
Các loại thuốc này tùy theo từng nhóm tuổi mà có liều lượng sử dụng thích hợp. Việc cho trẻ sử dụng không đúng liều lượng có thể làm tình trạng tắc mũi trở nên nặng hơn, dịch tiết mũi đặc lại, nước mũi không chảy ra ngoài gây khó thở.
Các loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc chứa coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.
Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid thì sẽ ức chế quá trình lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc.
Mùa đông lạnh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra cho trẻ bị các bệnh về mũi. Ảnh minh họa
Xông mũi tại nhà
Nhiều trẻ do thời tiết lạnh nên thường xảy ra tình trạng chảy nước mũi, tịt mũi khiến bé khó thở. Để chữa bệnh cho con nhiều gia đình đã tự ý mua trang thiết bị và thuốc về xông mũi cho con. Tuy nhiên, việc tự ý dùng máy khí dung ở nhà rất nguy hiểm vì không phải người nào cũng biết cách dùng đúng.
Tự ý dùng nguyên liệu để xông sẽ rất nguy hiểm nếu dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, nếu dùng lâu ngày có thể gây xơ cứng cuống mũi, dễ bị hư các tế bào lông chuyển ở niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về hô hấp. Nếu dùng không đúng hoặc quá liều, người xông sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, hồi hộp, thậm chí một số thuốc co mạch khi dùng để xông cho trẻ em dưới 10 tuổi sẽ gây co thắt, gây bệnh tim mạch, có thể tử vong…
Nếu dùng các loại thảo dược để xông thì càng nguy hiểm không kém, bởi với những người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nếu nguyên liệu xông và liều lượng không phù hợp có thể gây kích ứng, bộc phát cơn suyễn cấp gây co thắt phế quản rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm kể cả ở người lớn và trẻ nhỏ.
Rửa mũi quá nhiều
Vì mùa đông thường rất hay gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhiều cha mẹ để phòng bệnh cho con mình còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé quá nhiều lần.
Điều này không tốt, bởi mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.
Bên cạnh đó trời lạnh nước muối sinh lý có độ lạnh như các nước khác, nếu chúng ta nhỏ trực tiếp vào mũi cho trẻ khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn. Vì thế, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, Các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi.
Khi trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, mũi đặc kéo dài chúng ta cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có cách chăm sóc phù hợp.
Dùng miệng hút mũi cho bé
Khi bé bị sổ mũi hoặc khò khè, nhiều bố mẹ, ông bà vì xót con, sợ đau rát khi lấy mũi nên đã dùng miệng hút nước mũi cho con. Đây là một thói quen không tốt khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc làm này rất mất vệ sinh mà ngược lại sẽ tạo các nguy cơ khiến bệnh hô hấp của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác.
Vì trong hơi thở và miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm thì rất nguy hiểm.
Không phải cha mẹ nào cũng biết điều trị sổ mũi đúng cách, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Ảnh minh họa
Không điều trị mũi theo kiểu truyền miệng
Nhiều gia đình chỉ vì thấy con bị nước mũi chảy kéo dài hàng tháng trời không ngần ngại khi nghe lời mách bảo của mọi người khi sử dụng các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để điều bệnh cho con. Điều này sẽ mang lại hậu quả “tiền mất tật mang”.
Để chăm sóc các bênh về mũi cho trẻ BS Nguyễn Thu Hằng BV Nhi trung ương lưu ý:
- Phải luôn giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
- Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường để giữ ấm mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bệnh về mũi
- Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũi
- Tránh tự ý dung các loại thuốc kháng sinh. Thuốc không rõ nguồn gốc.
- Nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Khi trẻ có biểu hiện chảy nước mũi kéo dài, mũi đặc gây khó thở nên đi kiểm tra các bác sĩ chuyên khoa.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Xử trí 5 bệnh trẻ thường mắc phải khi chuyển mùa (15/1/2015)
- Cách hạ sốt nhanh cho trẻ mà vẫn an toàn (15/1/2015)
- Uống nước thế nào tốt cho trẻ vào mùa lạnh? (14/1/2015)
- Viêm tiểu phế quản ở trẻ (14/1/2015)
- Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ (13/1/2015)
- Lưu ý sức khỏe cho trẻ dịp Tết đến (13/1/2015)
- Trời trở lạnh, trẻ dễ viêm đường hô hấp trên (8/1/2015)
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ (7/1/2015)
- Sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do vi rút rota (6/1/2015)
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả men vi sinh ở trẻ em (3/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều