Những sai lầm khiến trẻ bị sổ mũi càng nặng thêm
Cập nhật: 9/12/2015 | 7:44:12 AM
Thời tiết chuyển mùa trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa hoàn thiện rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Việc chăm sóc trẻ sổ mũi không đúng cách sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.
1. Hút mũi bằng miệng/ xi lanh
Trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Mẹ dùng miệng hút mũi cho con rất dễ mần bệnh trong miệng lây sang cho bé. Khiến cho tình trạng bệnh của bé ngày một nặng thêm.
Khi mẹ rửa mũi cho bé bằng xi lanh nếu không làm đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
2. Nhỏ nước tỏi ép
Hiện nay, các bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi.
Việc nhỏ nước ép tỏi không làm khỏi bệnh cho bé mà còn cực kỳ nguy hiểm. Tỏi chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
3. Rửa mũi quá nhiều
Mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc.
4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.
Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
(Nguồn: bacsi.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 6 điều cần tránh để phòng bệnh răng miệng cho bé (26/11/2015)
- 5 cách đơn giản xử trí ho, cảm lạnh ở trẻ bà mẹ nào cũng cần biết (26/11/2015)
- Có nên nhổ răng sữa ở trẻ em? (23/11/2015)
- Bí quyết giúp bé dễ chịu hơn khi bị ho (17/11/2015)
- Men tiêu hóa: Dùng bừa = hại trẻ (16/11/2015)
- Nguyên nhân trẻ khóc đêm (16/11/2015)
- Xử trí khi trẻ chảy máu mũi (15/11/2015)
- Cách xử tri lồng ruột cấp ở trẻ em (12/11/2015)
- Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí (10/11/2015)
- Để trẻ không bị tai nạn do... thuốc (24/10/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều