Những thói quen khi còn nhỏ có thể gây tổn hại sức khỏe khi lớn
Cập nhật: 7/4/2015 | 7:32:56 AM
Có những thói quen hại sức khỏe khi còn nhỏ nếu kịp thời điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn khi trưởng thành.
Những thói quen hại sức khỏe này có thể không hiện rõ ngay hiện tại, nhưng chúng có trở thành nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ về sau này.
Nghiên cứu của trường Đại học Iowa (Mỹ) phát hiện, gặp nhiều khó khăn và chịu áp lực cao từ khi còn nhỏ sẽ khiến cơ thể tiết ra kích thích tố phản ứng lại, về lâu dài sẽ khiến thể trọng tăng lên, huyết áp cũng cao hơn mức bình thường.
Bố mẹ nên kịp thời điều chỉnh khi nhận ra trẻ thường xuyên có hành vi bướng bỉnh, “khó chiều”. Cho trẻ tiếp xúc và chơi đùa nhiều hơn với bạn bè cùng trang lứa, giúp trẻ dần dần học được các kỹ năng sống cần thiết như biết nhường nhịn, thỏa hiệp, kiềm chế tâm trạng… Có như vậy, trẻ mới hình thành được năng lực thích ứng xã hội tốt hơn sau này và giảm được nguy cơ các bệnh về huyết áp.
Bác sĩ Lý Hải Ưng, phó chủ nhiệm khoa nhi thuộc Sở nghiên cứu Nhi khoa Thủ Đô (Trung Quốc) cho biết: Dạ dày và đường ruột của trẻ em rất yếu, khả năng thích ứng nóng - lạnh kém. Nếu như ăn uống quá nhiều đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến mạch máu niêm mạc dạ dày co rút lại, thời gian lâu dài dễ dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày lẫn đường ruột.
Bố mẹ không nên chiều con bằng những món ăn hay thức uống lạnh dù có thể chúng là món “khoái khẩu” của trẻ. Ngay cả trái cây và sữa chua trong tủ lạnh cũng nên lấy ra khoảng 1 giờ rồi hãy cho trẻ ăn.
Bác sĩ La Tiểu Bình, chủ nhiệm khoa nhi Bệnh viện Đồng Tế (Vũ Hán, Trung Quốc) cho biết: Giấc ngủ là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể, đặc biệt là giai đoạn trẻ con. Kích thích tố sinh trưởng chiều cao sẽ được thúc đẩy tăng lên sau khi con người đi vào giấc ngủ trong khoảng 2 giờ. Vì vậy, ngủ là thời điểm vàng cho sự tăng trưởng chiều cao ngay từ khi còn nhỏ.
Khi trẻ còn dưới 1 tuổi, bố mẹ nên tập thói quen cho trẻ ngủ đủ 16 giờ mỗi ngày. Trẻ từ 1 - 3 tuổi có thể rút ngắn còn 12 giờ vào ban đêm và 2 - 3 giờ ban ngày. Trẻ từ 3 - 6 tuổi nên duy trì thời gian ngủ 10 - 12 giờ mỗi ngày. Khi trẻ đã vào tiểu học thì có thể chỉ cần 9-10 giờ là đủ.
Chuyên gia Mã Lực Bình, phó khoa Hội dinh dưỡng học Quảng Tây (Trung Quốc) chỉ ra: Thói quen hại sức khỏe như ăn uống quá nhanh sẽ khiến não không kịp “nhắc nhở” dạ dày tiếp thu thức ăn. Khi đó, dạ dày trong một thời gian quá ngắn được làm đầy không những dễ dẫn đến tình trạng béo phì mà còn làm rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất...
Do đó, bố mẹ không nên hối thúc khi trẻ đang ăn, càng không nên có thói quen “thi” xem ai ăn nhanh hơn để thúc đẩy trẻ mau chóng hoàn thành bữa ăn của mình. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh lại khi trẻ không tập trung vào ăn uống. Vừa chơi vừa ăn sẽ khiến trẻ không nhai kỹ, tạo gánh nặng cho dạ dày và làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa.
Bác sĩ Đào Lâm, phó chủ nhiệm khoa tiêu hóa Bệnh viện Đông y Bắc Kinh cho biết: Rất nhiều trẻ con đều thích ăn vặt. Tuy nhiên trong khi đó, hầu hết các món ăn vặt đều có nhiệt lượng khá cao, khiến trẻ sinh ra cảm giác no và gặp khó khăn trong bữa cơm chính cần thiết. Thói quen này về lâu dài khiến cho đồng hồ sinh học của ba bữa chính bị rối loạn. Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ càng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính và chức năng tiêu hóa cũng kém đi.
Bố mẹ cho trẻ ăn vặt cũng nên lựa chọn các thực phẩm có lợi, chẳng hạn như bánh yến mạch, trái cây, sữa chua… Thời gian ăn vặt tốt nhất nên cố định giữa hai bữa chính, tầm khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều là hợp lý nhất.
Ngày nay không hiếm để nhìn thấy những trẻ nhỏ lúc nào cũng cầm khư khư thiết bị điện tử như điện thoại thông minh hay Ipad. Đây là một thói quen hại sức khỏe mà trẻ cần loại bỏ triệt để. Bác sĩ Đổng Kỷ Nguyên, chủ nhiệm khoa xương Bệnh viện Giải phóng quân (Trung Quốc) cho biết: Các vấn đề về đốt sống cổ không phải hình thành trong thời gian ngắn, thậm chí nó có thể “tiềm tàng” ngay từ giai đoạn trẻ con. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian dài sử dụng máy vi tính, điện thoại hay Ipad khiến độ cong sinh lý của đốt sống cổ bị thay đổi và phát triển thành bệnh lý.
Các bậc phụ huynh tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 4 tuổi tiếp xúc với các thiết bị thông minh mà ảnh hưởng không tốt này. Trẻ ở độ tuổi lớn hơn nếu xem máy tính hay chơi điện thoại, Ipad cũng nên duy trì tư thế ngồi thích hợp, không nên để trẻ chỉ ngồi một tư thế trong nhiều giờ. Cứ khoảng nửa giờ, bạn nên nhắc trẻ đứng dậy hoạt động cơ thể một chút.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột thế nào? (3/4/2015)
- Trị bệnh vặt của bé bằng những phương thuốc tự nhiên (19/3/2015)
- Phòng bệnh tiêu chảy mùa nồm cho trẻ (17/3/2015)
- Đề phòng những tai nạn trẻ có thể gặp trong dịp Tết (13/2/2015)
- Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ trong những ngày tết (10/2/2015)
- Bé bị đau đầu mẹ chớ xem thường (30/1/2015)
- Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ (24/1/2015)
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ khò khè (18/1/2015)
- Những sai lầm cơ bản trong việc điều trị sổ mũi cho trẻ trong mùa đông (16/1/2015)
- Xử trí 5 bệnh trẻ thường mắc phải khi chuyển mùa (15/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều