Bé bị đau đầu – mẹ chớ xem thường
Cập nhật: 30/1/2015 | 2:15:05 PM
Nếu bé bị đau đầu lặp lại thường xuyên thì đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm…
Do hệ miễn dịch và sức khoẻ của các bé nhỏ con yếu nên việc bé sốt thời tiết hoặc đau đầu là việc khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau đầu diễn ra thường xuyên ở bé thì mẹ cần phải cẩn trọng và để ý vì nếu bé bị đau đầu lặp lại thường xuyên thì đó có thể là là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u não, tăng áp lực sọ não, dị dạng mạch máu, thần kinh…
1/ Nguyên nhân gây đau đầu ở bé:
– Đau đầu khi bị sốt, do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.
– Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.
– Đau đầu do khối choán chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.
– Đau đầu do yếu tố tinh thần: Khi bé lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài. Hiện nay sức ép học tập, thi cử có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề lên sức khỏe tinh thần của bé ngay từ cấp 1, vì ngoài học văn hóa, các em còn phải học thêm ngoại ngữ, vi tính, rèn chữ… Có bé đau đầu vì trong gia đình có người thân bị mất; hoặc do bé gặp những ảnh hưởng tâm lý (do bị đối xử bất công, bị la mắng…)
2/ Những điều mẹ cần lưu ý khi bé bị đau đầu:
Bố mẹ cần đặc biệt chú ý những cơn đau đầu có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực, và đau đầu lặp lại liên tục trong vài ngày.
Khi bé kêu đau đầu, các mẹ cần hết sức quan tâm và xem xét các biểu hiện kèm theo. Cần cặp nhiệt độ cho bé xem bé có bị sốt không, hỏi bé xem có đau ở đâu không: đau họng, đau răng, đau tai…
Bên cạnh đó xem bé có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của bé có thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn…).
Ngoài ra, các mẹ cũng cần hỏi xem bé có buồn nôn và có bị nôn lần nào không. Nên hỏi thêm bé khi ngồi học trên lớp có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn vào các chữ, số trên bảng và nhìn có rõ nét không.
Khi đã biết được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của bé thì mẹ nên cho bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Khi bé có biểu hiện đau đầu khác thường, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám cụ thể, chứ không nên vội quy cho đau đầu do “thời tiết” hay do “hội chứng tiền đình”.
(Nguồn: vov.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ (24/1/2015)
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ khò khè (18/1/2015)
- Những sai lầm cơ bản trong việc điều trị sổ mũi cho trẻ trong mùa đông (16/1/2015)
- Xử trí 5 bệnh trẻ thường mắc phải khi chuyển mùa (15/1/2015)
- Cách hạ sốt nhanh cho trẻ mà vẫn an toàn (15/1/2015)
- Uống nước thế nào tốt cho trẻ vào mùa lạnh? (14/1/2015)
- Viêm tiểu phế quản ở trẻ (14/1/2015)
- Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ (13/1/2015)
- Lưu ý sức khỏe cho trẻ dịp Tết đến (13/1/2015)
- Trời trở lạnh, trẻ dễ viêm đường hô hấp trên (8/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều