Phòng trị bệnh cảm cho trẻ khi đông đến
Cập nhật: 28/12/2015 | 10:43:16 AM
Để tránh cảm lạnh, cha mẹ cần mặc ấm cho trẻ, vệ sinh cá nhân, uống nhiều nước và bổ sung vitamin C.
Theo Health MSN, thời tiết mùa đông lạnh giá, trẻ rất dễ bị cảm nên cần tăng cường phòng bệnh. Bên cạnh các biện pháp chăm sóc thông thường, cha mẹ có thể kết hợp với xoa bóp để thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, từ đó tăng cường sức đề kháng, giúp bé trải qua một mùa đông an lành.
Sau đây là một số lưu ý phòng cảm lạnh:
Mặc ấm khi ra ngoài
Nên cho trẻ mặc quần áo lót ấm. Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần mặc áo thật dày ở bên ngoài để giữ ấm mà không chú ý đến quần áo bên trong của trẻ. Thật ra áo lót bông mềm mại bên trong vừa giúp rút mồ hôi vừa giữ nhiệt quanh da, ngăn hơi ấm trong cơ thể thoát ra ngoài, trẻ không bị cảm lạnh.
Áo bông nhẹ
Nhiều cha mẹ cho rằng mặc áo khoác dày mới giữ ấm tốt. Thật ra không phải như vậy, lớp bông mềm xốp ở trong áo bông có thể tạo nên "hàng rào" bảo vệ, ngăn không khí lạnh xâm nhập nên giữ ấm rất tốt.
Vệ sinh cá nhân
Cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Theo thống kê, có hơn 10 loại virus ký sinh trong kẽ tay và kẽ chân người. Đặc biệt những trẻ có thói quen dùng tay bẩn dụi mắt hoặc ngậm ngón tay đều khiến vi khuẩn và virus dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi, miệng gây ra bệnh.
Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay, đặc biệt sau khi ra ngoài về, trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh. Nhiền công trình nghiên cứu đã chứng minh, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong 2 phút có thể rửa sạch trên 90% vi khuẩn, giúp phòng tránh bệnh cảm hiệu quả.
Tránh dừng lại ở những nơi đông người quá lâu
Ở những nơi chật kín người, không khí lưu thông không tốt nên tăng nguy cơ lây bệnh. Do vậy hãy hạn chế dẫn trẻ đến những chỗ đông đúc.
Khi trẻ có dấu hiệu cảm cúm, cần:
- Nhỏ mắt, xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% (mua ở hiệu thuốc).
- Nghỉ ngơi, giữ môi trường sống sạch sẽ, uống nhiều nước và bổ sung thêm nhiều vitamin C.
- Điều trị bằng kháng sinh theo tư vấn của bác sĩ.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể uống thuốc cảm.
- Nếu xác định trẻ bị nhiễm nhiều vi khuẩn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu pháp cụ thể.
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên để trẻ ngâm chân vào nước ấm cho đến khi trán lấm tấm mồ hôi. Sau đó cho bé uống một ít nước ấm rồi đi ngủ sớm.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (18/12/2015)
- Cách trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh (16/12/2015)
- Trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch (10/12/2015)
- Những sai lầm khiến trẻ bị sổ mũi càng nặng thêm (9/12/2015)
- 6 điều cần tránh để phòng bệnh răng miệng cho bé (26/11/2015)
- 5 cách đơn giản xử trí ho, cảm lạnh ở trẻ bà mẹ nào cũng cần biết (26/11/2015)
- Có nên nhổ răng sữa ở trẻ em? (23/11/2015)
- Bí quyết giúp bé dễ chịu hơn khi bị ho (17/11/2015)
- Men tiêu hóa: Dùng bừa = hại trẻ (16/11/2015)
- Nguyên nhân trẻ khóc đêm (16/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều